Yên Bình tưng bừng lễ hội mùa xuân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/2/2019 | 8:16:07 AM

YênBái - Đầu xuân Kỷ Hợi, huyện Yên Bình đã tổ chức 3 lễ hội xuống đồng tại các xã Tân Hương, Văn Lãng, Xuân Lai và 4 lễ hội truyền thống đình, đền. 

Lễ hội đền Mẫu Thác Bà hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.
Lễ hội đền Mẫu Thác Bà hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Vào dịp tết đến, xuân về, trên địa bàn huyện Yên Bình lại diễn ra các lễ hội với những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo. Đây cũng chính là dịp để người dân vui chơi, giải trí sau một năm lao động sản xuất, tìm về với lịch sử dân tộc, tưởng nhớ công ơn tiên tổ, về với văn hóa truyền thống. Đồng thời, thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng chung ước muốn về sự bình yên, ấm no khởi đầu một năm mới.

Ngày mùng 5 tết, khi hoa đào vẫn bung nở sắc thắm, nhân dân các xã Tân Hương, Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Mông Sơn hân hoan cùng nhau đến tham dự Lễ hội Lồng tồng (hội Xuống đồng) được tổ chức tại xã Tân Hương và cảm nhận văn hóa truyền thống của các dân tộc. 

Đây là lễ hội mở đầu cho các lễ hội xuân trong những ngày đầu năm mới tại huyện Yên Bình, cầu mong một năm mới nhà nhà no đủ, hạnh phúc. Lễ hội diễn ra với hai phần, theo đó phần lễ được tổ chức trang trọng, lễ vật là những sản vật do bà con trong vùng làm ra để dâng lên cúng lễ cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, nhân khang vật thịnh, mọi sự tốt lành. Ngoài những nghi thức của lễ hội, các hoạt động văn nghệ thể thao mang đậm bản sắc văn hóa dân gian như: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bóng chuyền, bịt mắt bắt vịt. 

Chị Hoàng Thị Bốn - thôn Khe Nhàn, xã Tân Nguyên phấn khởi: "Gia đình tôi và bà con trong thôn ai cũng háo hức chờ đến hội lồng tồng. Tham gia lễ hội cũng là dịp để bà con chúng tôi được gặp gỡ, vui chơi, gắn chặt tình đoàn kết, lấy tinh thần cho một năm mới với nhiều thành công trong lao động, sản xuất”.

Nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy của huyện, lễ hội đền Mẫu Thác Bà - ngôi đền được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2004 đã được huyện tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng năm Kỷ Hợi. 

Sau các nghi lễ rước kiệu và cung kính tiến Mẫu với các sản vật đặc sắc của địa phương, các đại biểu cùng du khách đã vào dâng hương kính Mẫu tỏ lòng thành kính đối với các bậc tiền nhân, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà no đủ là các hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi, hấp dẫn thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân. 

Đồng chí Trần Kiên - Chủ tịch UBND thị trấn Thác Bà cho biết: "Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của huyện, thị trấn đã thành lập ban chỉ đạo, các tiểu ban giúp việc và xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể từ việc chuẩn bị trang trí khánh tiết, chuẩn bị lễ vật đến việc luyện tập các nghi thức dâng lễ kính Mẫu, bảo đảm lễ hội diễn ra trang trọng, đúng nghi thức và an toàn”.

Để làm phong phú đời sống tinh thần, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, sự gắn kết giữa cộng đồng các dân tộc để nhân dân bước vào một năm lao động sản xuất, công tác, học tập đạt kết quả cao, đầu xuân Kỷ Hợi, huyện Yên Bình đã tổ chức 3 lễ hội xuống đồng tại các xã Tân Hương, Văn Lãng, Xuân Lai và 4 lễ hội truyền thống đình, đền. 



Nhân dân tham gia trò chơi đẩy gậy tại Lễ hội Lồng Tồng, xã Văn Lãng.

Đồng chí Nguyễn Lê Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của huyện cho biết: "Việc tổ chức các lễ hội trên địa bàn huyện được thực hiện với phương châm người dân là chủ thể của lễ hội, lễ hội là của nhân dân. Để phục vụ tốt nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân và du khách trong dịp đầu xuân năm mới, huyện đã có văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức các hoạt động lễ hội bảo đảm lành mạnh, gắn với thực tiễn địa phương, mang giá trị văn hóa truyền thống đậm nét. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn ngay sau những ngày vui tết đón xuân cần bắt tay ngay vào lao động sản xuất, nhất là gieo cấy lúa xuân, trồng rừng bảo đảm đúng thời vụ”. 

Có thể nói, các lễ hội được tổ chức trong dịp đầu xuân trên địa bàn huyện Yên Bình đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa lịch sử, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt, thu hút lượng lớn khách du lịch, góp phần vào mục tiêu đưa Yên Bình trở thành huyện trọng điểm về du lịch của tỉnh và của khu vực trong những năm tới. 

Thanh Chi

Các tin khác

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục