UNESCO thông qua hồ sơ kỷ niệm 650 ngày mất Chu Văn An

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/4/2019 | 9:01:21 AM

Ngày 16/4, khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris, Pháp đã thông qua danh sách các hồ sơ để đề nghị Đại hội đồng UNESCO ra Nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất do các quốc gia đề cử.

Đền thờ Chu Văn An tại Chí Linh, Hải Dương.
Đền thờ Chu Văn An tại Chí Linh, Hải Dương.

Theo Bộ Ngoại giao, tại khóa họp này, hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An cùng với 48 hồ sơ khác, được lựa chọn từ 71 hồ sơ do 41 quốc gia đề cử, đã được thông qua.

Các hồ sơ đề cử theo tiêu chí do tổ chức UNESCO đề ra, trong đó đáng chú ý là phải phù hợp với lý tưởng và sứ mệnh của tổ chức UNESCO trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, thông tin truyền thông, góp phần thúc đẩy hòa bình, đối thoại văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đồng thời mỗi sự kiện, nhân vật đề cử phải có tầm ảnh hưởng rộng rãi, được biết đến cả ở bên ngoài quốc gia đề cử.

Chu Văn An (1292 – 1370) được coi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. 

Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay mà UNESCO đã đúc kết, đề xuất: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người.

UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015). Việc UNESCO thông qua hồ sơ kỷ niệm 650 năm ngày mất của Chu Văn An lần này khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị về văn hóa, giáo dục của Việt Nam, đồng thời góp phần quảng bá cho các mục tiêu bình đẳng trong giáo dục cho tất cả mọi người và tinh thần học tập suốt đời mà UNESCO đang thúc đẩy.

Theo quy định của UNESCO, kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 40 diễn ra vào tháng 11 tới sẽ chính thức ra Nghị quyết cùng kỷ niệm các sự kiện, nhân vật kiệt xuất của thế giới.

Đoàn Việt Nam do ông Lê Hoài Trung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam dẫn đầu, đã tham dự các hoạt động quan trọng trong khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO từ ngày 3-17/4/2019.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục