"Pây Tái” - nét đẹp văn hóa rằm tháng Bảy của đồng bào Tày, Nùng Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/8/2019 | 1:52:30 PM

YênBái - Với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc, rằm tháng Bảy âm lịch - lễ “Pây Tái” là một trong 3 cái tết quan trọng nhất trong năm. Lễ "Pây tái" thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hàng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.

Chị Hoàng Thị Hòa- thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng gánh đồ lễ đi
Chị Hoàng Thị Hòa- thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng gánh đồ lễ đi "Pây tái" bên ngoại.

Cứ đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch hàng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hòa, dân tộc Nùng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng Bảy. Mọi người trong gia đình quây quần làm bánh chuối, thịt vịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để "Pây tái” nhà ngoại. 

Chị Hòa chia sẻ: " Ngay từ 13 Âm lịch, gia đình tôi đã đi tìm vịt, gà sạch và chuẩn bị gạo, đỗ, lạc để ngày 14 đi Tết nhà ông, bà ngoại. Gia đình tôi luôn duy trì phong tục này hàng năm để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình”.

Lục Yên là huyện miền núi với gần 64% dân số là đồng bào Tày, Nùng. Phong tục "Pây tái” bắt nguồn từ quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải cùng chồng con lo toan việc làm ăn ở nhà chồng và phải quán xuyến hương khói thờ phụng ông, bà, tổ tiên nhà chồng. Chính vì vậy, ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy là dịp người phụ nữ cùng chồng con trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay được chăm sóc cho cha mẹ. 

Việc này không chỉ thể hiện sự báo hiếu cho cha mẹ đẻ của con gái mà còn là dịp để chàng rể thể hiện tấm lòng biết ơn cha mẹ vợ đã vất vả khó nhọc sinh và chăm sóc cho cô gái mà mình lấy về làm vợ. 

Trong dịp này, người phụ nữ Tày, Nùng cùng chồng sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên. Rằm tháng Bảy người Tày, Nùng cũng cúng "Xá tội vong nhân”, mọi thủ tục và nghi thức cúng bái cũng giống như người Kinh. 

Ông Hoàng Xuân Khánh, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng cho biết: "Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở con, cháu biết được ý nghĩa của tết rằm tháng Bảy để không bị mai một, đồng thời cũng phát huy hết được những phong tục, tập quán đẹp của cha ông từ lâu nay”.

Khi về nhà ngoại, cô con gái thường mang theo gà, vịt, một chục bánh gai, rượu để biếu bố mẹ, anh em họ hàng và mang theo chút bánh kẹo làm quà cho trẻ con. Dịp này, con cái có dịp báo hiếu cha mẹ bằng những việc làm cụ thể như giặt giũ, may vá quần áo cho bố mẹ, giúp cha mẹ hoàn thành những tâm nguyện trong cuộc sống. Sau đó, người phụ nữ Tày, Nùng cùng chồng sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà, tổ tiên. 

Đối với người Tày, Nùng ở Lục Yên, món ăn không thể thiếu trong dịp rằm tháng Bảy là thịt vịt, thịt gà luộc, bún trắng và canh thịt vịt nấu măng. Đó là những món ăn truyền thống gắn liền với phong tục ăn tết rằm tháng Bảy.

Ông Trần Xuân Cường- Phó chủ tịch UBND xã Yên Thắng cho biết: "Địa phương có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc Tày và Nùng, chính vì vậy mỗi dịp rằm tháng Bảy, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ăn tết, đồng thời phát huy được những ý nghĩa của ngày lễ, tết này để làm sao qua các thế hệ vẫn được lưu giữ và phát huy”.

Lễ Pây tái hiện vẫn được người Tày, Nùng ở vùng đất Ngọc  Lục Yên bảo tồn, gìn giữ. Dù cách làm, phong tục mỗi nơi, mỗi dân tộc có khác nhau nhưng tấm lòng hiếu kính với cha mẹ, tổ tiên trong ngày rằm tháng Bảy đều hàm chứa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Khắc Điệp- Hoài Thu  (Trung tâm TT&VH Lục Yên)

Tags "Pây Tái” nét đẹp văn hóa rằm tháng Bảy đồng bào Nùng Tày Lục Yên

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục