Hoàn thiện hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, xem xét gửi UNESCO

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/3/2020 | 8:42:56 AM

Việc lập hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp nhằm tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa làng nghề.

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012.
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012.

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thiện hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ,” đề nghị cơ quan này trình Thủ tướng xem xét, gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xét đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 1918/BVHTTDL-DSVH (ngày 10/5/2018) đồng ý xây dựng hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam triển khai thực hiện xây dựng hồ sơ theo quy định và hướng dẫn tại Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Sau quá trình triển khai, ngày 3/3, hồ sơ đã hoàn thiện theo theo quy định và nộp về cơ quan Thường trực Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

Việc lập hồ sơ khoa học trình UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa làng nghề, nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Nghề làm tranh Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, do người dân làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) sáng tạo và phát triển thành làng nghề.

Tranh dân gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ 16-17 và phát triển mạnh cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động đời sống xã hội nông nghiệp Việt Nam cổ truyền với các phong tục, tập quán sinh hoạt.

Dựa vào nội dung-chủ đề, tranh Đông Hồ bao gồm các loại chính: tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt.

Phần lớn bảng màu của tranh sử dụng chất liệu trong tự nhiên như trắng của sò điệp, đen của than lá tre già, đỏ của gỗ vang, xanh của lá chàm, vàng của hoa hòe… Những màu nguyên ấy đều được in mảng bẹt cạnh nhau mà không cần màu trung gian.

Với những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1, tháng 12/2012), thuộc loại hình Nghề thủ công truyền thống.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục