Nghĩa Lộ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/1/2021 | 3:34:14 PM

YênBái - Đến nay, đại đa số người Thái trên địa bàn thị xã khu vực nông nghiệp đều giữ gìn, bảo tồn và ở nhà sàn truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ tham gia các trò chơi dân gian trong Lễ hội Rằm tháng Giêng.
Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ tham gia các trò chơi dân gian trong Lễ hội Rằm tháng Giêng.

Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn được quan tâm chỉ đạo bảo vệ, giữ gìn và phát huy, thành lập các ban quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị của các di tích để nhân dân cùng đồng thuận và chung tay giữ gìn bảo vệ.

Ngay sau khi có Chỉ thị số 41 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”, Thị ủy Nghĩa Lộ đã kịp thời xây dựng kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt và xây dựng Chương trình hành động thực hiện, gắn với Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Kết luận số 51 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Nghị định số 110 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội... 

Qua đó, các lễ hội được tổ chức trên địa bàn thị xã đã đảm bảo được tính truyền thống, đúng bản chất và ý nghĩa lịch sử cũng như giá trị văn hóa của các dân tộc.

Ông Đinh Anh Tuấn - Trưởng phòng Văn hóa thị xã cho biết: "Chúng tôi đã tham mưu giúp UBND thị xã ban hành các quyết định, kế hoạch, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường để triển khai thực hiện. Trong đó, yêu cầu tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức lễ hội, hàng năm tiến hành đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đảm bảo theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc công tác quản lý và tổ chức lễ hội...”.

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có 1 loại hình lễ hội đó là lễ hội văn hóa được tổ chức hàng năm, trọng tâm là lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, lễ hội Rằm tháng Giêng. Các lễ hội này được cấp ủy, chính quyền địa phương và tỉnh chỉ đạo sát sao, triển khai tổ chức đảm bảo đúng các quy định, công tác an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy nổ được đảm bảo an toàn. 

Các hoạt động phụ trợ trong lễ hội được tổ chức phong phú đa dạng như: văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, hội thi... Các nghi lễ rườm rà, các hủ tục được lược bỏ, song vẫn đảm bảo tính truyền thống, đúng bản chất và ý nghĩa lịch sử giá trị văn hóa của lễ hội. 

Kinh phí sử dụng trong việc tổ chức lễ hội được cấp một phần từ nguồn ngân sách nhà nước, còn lại phần lớn là huy động từ nguồn xã hội hóa nên đảm bảo sử dụng hiệu quả, không lãng phí, không bị lạm dụng. Thị xã cũng đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch lễ hội tại địa phương. 

Theo đó, các lễ hội được chỉ đạo tổ chức và quản lý chặt chẽ, xây dựng kế hoạch, kịch bản trình cấp ủy, chính quyền phê duyệt, định hướng tổ chức đảm bảo chủ đề tư tưởng, tính giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, quảng bá, giới thiệu được các giá trị văn hóa đặc thù, tiêu biểu; tôn vinh giá trị đạo đức, quảng bá hình ảnh, thiên nhiên, con người của địa phương. 

Lễ hội tại thị xã Nghĩa Lộ thuộc loại hình lễ hội văn hóa, chủ yếu quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương như: nghệ thuật Xòe Thái, các làn điệu dân ca Thái, phong tục tập quán như: Lễ Tằng Cẩu, Hội Hạn Khuống, Xe Then, Lễ Khai Hạ, Lễ Đâm Đuống và các trò chơi dân gian... 

Ông Đinh Anh Tuấn - Trưởng phòng Văn hóa thị xã cho biết thêm: "Các hiện tượng lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhất là các điểm di tích, nơi thờ tự để đặt hòm công đức trục lợi cá nhân của thị xã nhiều năm qua không xảy ra; các hoạt động lễ hội được quản lý chặt chẽ và tính chất của lễ hội không thu tiền còn các nguồn thu từ công tác xã hội hóa cũng được quản lý, sử dụng đúng mục đích, công khai minh bạch; không có hiện tượng lợi dụng lễ hội để tuyên truyền hoặc tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan”.

 

Hội chọi trâu chỉ còn trong tiềm thức của người dân Nghĩa Lộ.

Việc bảo tồn các lễ hội truyền thống hàng năm được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo phục dựng và duy trì tổ chức như: lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, lễ hội Rằm tháng Giêng, tết Xíp Xí của đồng bào Thái đen; Xên bản; Xên Đông; hội Hạn Khuống; lễ hội Khai Hạ, Đâm Đuống... Thị xã cũng đã khôi phục, bảo tồn các điệu xòe, làn điệu dân ca, dân vũ, chữ Thái cổ thông qua các hội thi, hội diễn, tổ chức các lớp học, xây dựng câu lạc bộ từ thị xã đến cơ sở. 

Đồng thời, tổ chức các hoạt động khai thác, sưu tầm, truyền dạy để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Mường Lò; tổ chức các hoạt động biểu diễn trong chương trình du lịch về cội nguồn. 

Trong đó, giới thiệu, quảng bá về các làn điệu dân ca dân tộc Thái, các tiết mục múa dân gian các dân tộc Thái, Tày, Khơ Mú…; tổ chức chương trình giao lưu văn hóa dân gian dân tộc Thái Nghĩa Lộ - Mường Lò với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn; tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa trên nhà sàn để giới thiệu và quảng bá văn hóa Mường Lò với các đoàn khách đến làm việc, thăm quan, du lịch tại địa phương.

 Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử… Hiện nay, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ có 5 di sản văn hóa vật thể, trong đó có 2 di sản cấp quốc gia là: Di tích lịch sử văn hóa Căng - Đồn Nghĩa Lộ và Di tích lịch sử Khu ủy Tây Bắc; 3 di sản văn hóa cấp tỉnh là: đền Cầm Hánh, thành Viềng Công, Nậm Tốc Tát. 

Trong những năm qua, các di tích, di sản văn hóa luôn được đầu tư tôn tạo, tu bổ và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng của địa phương; đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn hàng ngàn lượt đoàn khách trong nước, nước ngoài và nhân dân các dân tộc đến tham quan. 

Cùng với di tích lịch sử văn hóa, thị xã đã quy hoạch xây dựng làng bản văn hóa truyền thống với kiến trúc nhà sàn người Thái đen gắn với phát triển du lịch tại 2 xã: Nghĩa An, Nghĩa Lợi; quan tâm công tác đầu tư tôn tạo, nâng cấp, bảo tồn nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái... 

Đến nay, đại đa số người Thái trên địa bàn thị xã khu vực nông nghiệp đều giữ gìn, bảo tồn và ở nhà sàn truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn được quan tâm chỉ đạo bảo vệ, giữ gìn và phát huy, thành lập các ban quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị của các di tích để nhân dân cùng đồng thuận và chung tay giữ gìn bảo vệ.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 41 trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, các cấp ủy Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý và tổ chức lễ hội. 

Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Đảng bộ thị xã.

Ngọc Sơn

Các tin khác

Sáng 20/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 và Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả đọc sách và học tập”.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục