Múa rùa - điệu múa độc đáo của người Dao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/2/2021 | 7:56:10 AM

YênBái - Tết nhảy của người Dao ở Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung đều có rất nhiều điệu múa truyền thống như: múa chạy cờ, múa kiếm, múa chuông, múa võ, múa lao động sản xuất nhưng đặc sắc nhất vẫn là múa rùa.

Trình diễn múa rùa của người Dao xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên.
Trình diễn múa rùa của người Dao xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên.

Theo sử tích, bản làng người Dao đang an vui, hạnh phúc bỗng xuất hiện một con rùa tinh đến quấy nhiễu. Vì thế, mọi người phải kêu cứu đến Bản Vương của người Dao. Bản Vương báo mộng cho dân làng phải tìm cách bắt được rùa tinh đem về cúng tổ tiên thì mới yên ổn được. 

Từ đó trở đi, múa rùa chính thức ra đời và có trong Tết nhảy của người Dao. Để tiến hành điệu múa rùa, người ta sẽ lập một đàn thờ ở giữa nhà. 

Trong màn múa, người Dao dùng con dao bằng gỗ được đẽo gọt, sơn màu cẩn thận và được cắm dọc khu vực đàn múa. Người múa tay cầm chiếc chuông, chiếc chiêng gõ theo nhịp đồng đều, lúc đi nhanh lúc chậm rãi, lúc lom khom, lúc nhấp nhổm theo một hình tròn xung quanh đàn cúng. 

Họ cứ nối tiếp nhau, lúc múa theo chiều kim đồng hồ, lúc múa ngược lại để diễn tả các động tác: tìm, đuổi bắt, khiêng rùa về nhà, giết và dâng rùa cúng tế Bàn Vương, các vị thần. 

Bởi vậy, múa rùa được xem là nghi lễ đội ơn thần linh, trời đất. Điệu múa được thực hiện 6 lần vào thời gian khác nhau trong 3 ngày diễn ra nghi lễ Tết nhảy nên cần nhiều người đàn ông có sức khỏe tham gia. 

Suốt thời gian diễn ra Tết nhảy, các điệu múa sẽ được diễn ra lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi người phải nhảy múa hàng chục, hàng trăm lượt liên tục qua ngày xuyên đêm trong tiếng trống, tiếng chuông. 

Con rùa trong văn hóa người Dao là con vật linh thiêng, hiện thân cho thế giới âm cho nên khi con người bắt được con rùa là biểu hiện sự chiến thắng, âm dương hòa hợp. Điệu múa rùa theo ngôn ngữ người Dao gọi là "pẻo tộ”. 

Đội múa rùa thường có số lượng  từ 10 người trở lên nhưng nếu có đông người tham gia sẽ càng đem lại nhiều may mắn cho dòng họ. 

Tết nhảy nói chung và màn múa rùa nói riêng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đã truyền tải được nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật múa, nghệ thuật tạo hình của người Dao. 

Đến nay, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, các nghi lễ đã được sân khấu hóa để phục vụ trình diễn, giáo dục, giới thiệu, quảng bá về nét văn hóa độc đáo của người Dao ở Yên Bái. 

Cùng với lễ cấp sắc, điệu páo dung ngọt ngào, múa rùa đã trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Dao, thể hiện sự nhớ ơn tổ tiên và tình yêu quê hương, đất nước.

Văn Dương

Tags Mùa rùa người Dao tết Nhảy cấp sắc

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục