Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2021 chấp nhận thí sinh chuyển giới

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/4/2021 | 2:17:40 PM

Ban tổ chức Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2021 cho biết cuộc thi chấp nhận thí sinh chuyển giới và thí sinh đã qua phẫu thuật thẩm mỹ.

Ông Phạm Duy Khánh (trái) - Trưởng BTC cuộc thi cùng Hoa khôi Thể thao 2012 Lại Hương Thảo - Phó BTC và nhà thiết kế Ngô Nhật Huy - giám khảo.
Ông Phạm Duy Khánh (trái) - Trưởng BTC cuộc thi cùng Hoa khôi Thể thao 2012 Lại Hương Thảo - Phó BTC và nhà thiết kế Ngô Nhật Huy - giám khảo.

Theo ông Phạm Duy Khánh, Trưởng BTC, đề án cuộc thi đã được Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) chấp thuận từ tháng 1/2021 theo quy định mới tại Nghị định 144 về nghệ thuật biểu diễn, không còn hạn chế đối tượng thí sinh. "Cuộc thi này phù hợp với xu hướng chung thế giới và tạo điều kiện toả sáng cho các người đẹp đã qua chuyển giới", ông Khánh nói.

Ông Khánh cũng cho biết, cuộc thi mong muốn quảng bá sâu rộng hơn nền văn hóa đất nước, con người Việt Nam; đặc biệt thúc đẩy ngành Du lịch sau hơn một năm thiệt hại nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19.

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2021 quy định thí sinh tham gia có độ tuổi từ 18 đến 26, cao từ 1,65m trở lên. Các thí sinh từng tham gia các cuộc thi khác, đã đoạt giải trong các cuộc thi người đẹp, người mẫu cấp vùng, miền, ngành và người đẹp cấp tỉnh sẽ được BTC xét duyệt hồ sơ, không phải dự sơ tuyển mà vào thẳng vòng bán kết. Ngoài ra, thí sinh lọt top 10 tại các cuộc thi người đẹp toàn quốc sẽ được xét đặc cách vào vòng chung kết.
 
Sau hai vòng sơ khảo, BTC chọn ra 50 thí sinh vào vòng bán kết. Sau đêm thi 31/7 tại TP.HCM, 35 người đẹp sẽ được chọn tranh tài ở vòng chung kết hôm 21/8 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Hoa hậu nhận vương miện trị giá 3 tỷ đồng và có cơ hội tham gia một cuộc thi nhan sắc quốc tế. Top 3 sẽ góp mặt trong các hoạt động quảng bá du lịch, nhất là ở Bình Thuận.

(Theo VTC)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục