Chủ động bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi mùa mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/3/2014 | 1:44:42 PM

Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa có công điện đề nghị các địa phương chủ động ứng phó và hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ có thể gây ra trong thời gian tới.

Các địa phương cần kiểm tra các công trình thủy lợi trước khi mùa mưa lũ đến
Các địa phương cần kiểm tra các công trình thủy lợi trước khi mùa mưa lũ đến

Bộ NNPTNT yêu cầu các địa phương phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn hồ chứa.

Cùng với đó, cần kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp, đảm bảo có đủ năng lực điều hành phòng, chống lụt bão.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến của mưa, lũ thường bất thường, cực đoan, nên đã xảy ra một số sự cố cho các công trình thuỷ lợi, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, các địa phương cần kiểm tra việc vận hành điều tiết các hồ chứa trên địa bàn theo quy trình đã được phê duyệt.

Quy trình này phải bao gồm cả việc phối hợp giữa đơn vị quản lý hồ chứa và chính quyền địa phương trong công tác vận hành hồ chứa. Việc kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các hồ chứa, các công trình đê điều và các công trình thuỷ lợi khác cũng cần được triển khai để chủ động bố trí kinh phí sửa chữa, đảm bảo an toàn cho các công trình này.

Đặc biệt, Bộ NNPTNT yêu cầu các địa phương cần đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình tu bổ, nâng cấp đê biển, đê sông, các công trình sửa chữa hệ thống tiêu thoát lũ… để đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/5/2014 đối với các địa phương thuộc khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Đối với các địa phương ở khu vực Trung và Nam Bộ, cần hoàn thành trước ngày 31/8. Riêng với các công trình hồ chứa đang thi công, phải đảm bảo tiến độ và cao trình vượt lũ.

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) là đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp với các địa phương kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị 21.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục