Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Bảo đảm TTATGT các dịp Lễ, kỳ thi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/4/2014 | 8:13:39 AM

Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai công tác phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5; Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; các kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và kỳ nghỉ hè năm 2014.

Tăng cường bảo đảm trật tự ATGT trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5...
Tăng cường bảo đảm trật tự ATGT trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5...

Để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, các kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và kỳ nghỉ hè năm 2014, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

Thành lập bộ phận chuyên trách, thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, phối hợp giữa các lực lượng vận tải, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, bến tàu, nhà ga, bến xe, quản lý người điều khiển phương tiện, duy trì hoạt động của điện thoại đường dây nóng... nhằm kịp thời giải quyết hoặc tham mưu để xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến việc phục vụ nhu cầu đi lại và bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

2. Phương án đáp ứng nhu cầu vận tải trong đợt cao điểm và bảo đảm điều kiện an toàn giao thông:

- Lập phương án vận tải, chỉnh trang nhà ga, bến xe, bến tàu, cảng hàng không, đổi mới phương thức bán vé thuận tiện cho hành khách bảo đảm đủ năng lực và chất lượng, đáp ứng tối đa nhu cầu vận tải phát sinh trong kỳ cao điểm, nhất là tại các đầu mối giao thông, hạn chế tối đa hiện tượng ùn ứ, thiếu phương tiện phục vụ hành khách.

- Kiểm tra, rà soát các nút giao thông, các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, các vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông và có biện pháp cảnh báo hoặc khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố; các đơn vị thi công tăng cường tổ chức, bảo đảm giao thông, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, không gây ùn tắc giao thông do việc thi công các công trình.

- Rà soát, xác định các điểm mất an toàn trên đường giao thông nông thôn, đặc biệt là các cầu treo, cầu dân sinh, tạm ngừng khai thác những công trình không đảm bảo an toàn, khẩn trương tổ chức duy tu, sửa chữa khắc phục để nhân dân đi lại an toàn.

3. Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện; cương quyết ngăn chặn không cho tham gia giao thông phương tiện vi phạm quy định về an toàn giao thông, lái xe không có giấy phép lái xe đúng quy định, không đủ điều kiện sức khoẻ; nghiêm cấm và xử phạt nghiêm các hành vi đầu cơ, buôn bán vé, tăng giá vé, giá cước vận tải trái phép; bảo đảm an ninh, trật tự tại bến xe, nhà ga và trên phương tiện trong quá trình hoạt động vận tải.

- Đẩy mạnh tuần tra lưu động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông là nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông như: chạy quá tốc độ quy định, đi sai phần đường, làn đường, chở quá số người quy định (cả đường bộ và đường thủy), không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện; không có áo phao cho khách trên phương tiện thuỷ; lập kế hoạch và triển khai các phương án phòng chống, ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép.

4. Công tác tuyên truyền:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tham gia giao thông nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông, quan tâm phòng tránh tai nạn xe mô tô, xe khách, tai nạn đường thủy; chú trọng tuyên truyền vận động đội mũ bảo hiểm đúng quy định và không sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, đặc biệt là sinh viên và học sinh trong kỳ nghỉ hè, du khách khi dự các lễ hội, đi nghỉ dưỡng.

(Theo Chinhphu)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục