Quy định mới về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/7/2014 | 8:15:27 AM

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Thông tư, quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học được áp dụng đối với các trường đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học (bao gồm cả các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng) trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học: chương trình được xây dựng và phát triển trên nền của chương trình đào tạo đại trà, tuy nhiên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao phải cao hơn của chương trình đào tạo đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường công tác; riêng năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương).

Giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo chất lượng cao phải có trình độ thạc sỹ trở lên. Riêng giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải có trình độ tiến sỹ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ thạc sỹ tốt nghiệp ở các trường đại học của các nước phát triển đúng ngành hoặc thuộc ngành gần (đối với các ngành đặc thù)…

Cán bộ quản lý chương trình chất lượng cao phải có đủ năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý đào tạo; sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý liên quan; có năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học: có phòng học riêng cho lớp đào tạo chất lượng cao được trang bị máy tính kết nối mạng Internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập. Mỗi sinh viên chương trình chất lượng cao có nơi tự học ở trường, được sử dụng mạng Internet không dây; có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo; đủ các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở thực tập.

Hằng năm, mỗi giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy học phần lý thuyết ngành và chuyên ngành của chương trình chất lượng cao phải có tối thiểu một công trình nghiên cứu khoa học được công bố hoặc được nghiệm thu có nội dung liên quan đến ngành đào tạo chất lượng cao.

Việc tổ chức đào tạo chương trình chất lượng cao phải đảm bảo thực hiện theo học chế tín chỉ; có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc tiếng Anh.

Điều kiện đối với cơ sở giáo dục được đào tạo chất lượng cao là cơ sở đào tạo đã có kinh nghiệm trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Trong đó, có ít nhất 3 khóa sinh viên đại học tốt nghiệp và đã công bố chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại trà.

Trong 5 năm, tính đến thời điểm đề án đào tạo chất lượng cao được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua, cơ sở đào tạo phải có ít nhất 5 công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến ngành đào tạo chất lượng cao được nghiệm thu hoặc được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.

Ngoài ra, các trường phải có chứng nhận cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục hoặc có xác nhận đã đăng ký và đang chờ kiểm định chất lượng giáo dục của một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Điều kiện này được áp dụng kể từ khi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam bắt đầu thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9 tới.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục