6 nhóm đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/7/2014 | 8:21:53 AM

Ngày 27/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

Công nhân quốc phòng nằm trong nhóm 6 đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Công nhân quốc phòng nằm trong nhóm 6 đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Theo quy định của Nghị định, 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:

Thứ nhất: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ, công nhân, viên chức, công chức quốc phòng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, học viên, công nhân, viên chức, công chức trong Công an Nhân dân, người làm công tác cơ yếu.

Thứ hai: Cán bộ, công chức theo Quy định tại Luật cán bộ, công chức.

Thứ ba: Người làm trong ngành, nghề liên quan đến bí mật Nhà nước.

Thứ tư: Vợ hoặc chồng của người đang làm công tác liên quan đến bí mật Nhà nước.

Thứ năm: Người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tiết lộ bí mật Nhà nước hoặc an ninh quốc gia.

Thứ sáu: Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc người chưa được xóa án tích, chưa hết thời hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật hình sự.

Theo Nghị định, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam là các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; Văn phòng thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thành, truyền hình nước ngoài; tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài; tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động tại Việt Nam; Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học-kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2014.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục