Các nghị quyết thông qua tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVII

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/8/2014 | 2:23:19 PM

YBĐT - Tại kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái khóa XVII đã quyết định nhiều nội dung quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và những năm tiếp theo của tỉnh. Báo Yên Bái xin giới thiệu cùng bạn đọc những nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp này!

1. Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 17/7/2014 của HĐND tỉnh Yên Bái về việc bãi bỏ Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 30/3/2012 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012 - 2015.

Bãi bỏ Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐND ngày 30/3/2012 của HĐND tỉnh phê duyệt Đề án Chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2012 - 2015. Đối với các hộ gia đình người có công với cách mạng xây dựng nhà ở từ ngày 15/6/2013 được áp dụng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

2. Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 17/7/2014 của HĐND tỉnh Yên Bái về việc quy định chính sách khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ xét tặng "Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái".

Nguyên tắc khen thưởng: Giải thưởng được xét tặng 5 năm/1 lần. Các tập thể, cá nhân có công trình hay cụm công trình khoa học công nghệ (sau đây gọi chung là công trình khoa học) đã được công bố, áp dụng trong thời hạn 5 năm của kỳ xét giải đều được tham dự. Riêng lần xét giải đầu tiên (năm 2015), xét cho tất cả các tập thể, cá nhân có công trình khoa học đã được công bố từ năm 2005 đến thời điểm xét giải. Việc xét khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời.

Đối tượng và chính sách khen thưởng: Các tập thể, cá nhân tham dự kỳ xét tặng "Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái" đạt giải A, B, C và khuyến khích được cấp giấy chứng nhận và được khen thưởng với các mức thưởng như sau:

 - Giải A: Trị giá bằng 20 lần mức lương cơ sở.
 - Giải B: Trị giá bằng 15 lần mức lương cơ sở.
 - Giải C: Trị giá bằng 10 lần mức lương cơ sở.
  - Giải khuyến khích: Trị giá bằng 5 lần mức lương cơ sở.

3. Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 17/7/2014 của HĐND tỉnh Yên Bái về việc quy định chính sách khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ xét tặng "Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Yên Bái 5 năm".

Nguyên tắc khen thưởng: Giải thưởng được xét tặng 5 năm/1 lần; các tác giả có tác phẩm văn học nghệ thuật đã công bố trong thời hạn 5 năm của kỳ xét giải đều được tham dự. Riêng lần xét giải đầu tiên (năm 2015), xét cho tất cả các tác giả có tác phẩm văn học nghệ thuật đã công bố từ năm 1954 đến thời điểm xét giải. Việc xét khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc chính xác, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời.

Đối tượng và chính sách khen thưởng: Các tác giả tham dự kỳ xét tặng "Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Yên Bái 5 năm" đạt giải A, B, C và khuyến khích được cấp giấy chứng nhận và được khen thưởng với các mức như sau:

 - Giải A: Trị giá bằng 20 lần mức lương cơ sở.
 - Giải B: Trị giá bằng 15 lần mức lương cơ sở.
 - Giải C: Trị giá bằng 10 lần mức lương cơ sở.
 - Giải khuyến khích: Trị giá bằng 5 lần mức lương cơ sở.

4. Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 17/7/2014 của HĐND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng phát thanh - truyền hình tỉnh và truyền thanh cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2015.

Mục tiêu cụ thể:

Nâng cao chất lượng phát thanh - truyền hình tỉnh: Phấn đấu đến hết năm 2015, có 90% phóng viên, biên tập viên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh có trình độ đại học (trong đó ít nhất 50% được đào tạo đại học chuyên ngành báo chí); 8% có trình độ thạc sỹ. Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình theo hướng phản ánh nhanh nhạy, kịp thời và đổi mới hình thức thể hiện thông qua các thể loại trực tiếp, tương tác và liên kết sản xuất chương trình; tăng thời lượng và số lượng các chuyên đề, chuyên mục liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng. Năm 2015, duy trì kênh truyền hình Yên Bái phát sóng vệ tinh đồng thời với phát sóng mặt đất 17 giờ/ngày, trong đó có 7 giờ tự sản xuất. Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển khoa học, công nghệ.

Thực hiện số hóa trong các khâu sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phấn đấu nâng tỷ lệ phủ sóng phát thanh địa phương lên 92% địa bàn dân cư; tỷ lệ phủ sóng truyền hình địa phương đạt 100%. Tỷ lệ hộ nghe, xem chương trình phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái đạt 85%.

Nâng cao chất lượng hệ thống truyền thanh cơ sở: Phấn đấu đến hết năm 2015, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có đài truyền thanh cơ sở và thực hiện tiếp sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Yên Bái, đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện.

Đồng thời chuyển tải kịp thời, đầy đủ các thông báo, thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp xã. 100% đài truyền thanh cơ sở được bố trí 01 cán bộ phụ trách là cán bộ không chuyên trách cấp xã. Đến hết năm 2015, có 50% đài truyền thanh cơ sở sản xuất 01 chương trình/tháng; 100% đài truyền thanh cơ sở tiếp âm chương trình phát thanh của đài cấp trên 6 giờ/ngày.

Giải pháp thực hiện:

Nâng cao chất lượng phát thanh - truyền hình tỉnh: Năm 2015, trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và biên chế được giao, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuyển dụng cán bộ đảm bảo đúng chuyên ngành và trình độ đào tạo để sắp xếp vào các vị trí công việc. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên theo hướng chuyên nghiệp và đạt chuẩn theo quy định. Mở rộng mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên nhằm đa dạng, phong phú nội dung các chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Tăng cường thực hiện các biện pháp thu hút nguồn vốn đầu tư, tăng các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ dịch vụ quảng cáo, thực hiện chương trình phối hợp. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng tài chính; xây dựng chính sách về chi trả nhuận bút cho cán bộ, viên chức của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và cộng tác viên theo quy định hiện hành.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học phục vụ sự nghiệp phát thanh - truyền hình, đặc biệt là trong ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số phục vụ sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng. Tăng cường phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các chương trình phát thanh - truyền hình. Đẩy mạnh trao đổi chương trình với các đài phát thanh - truyền hình Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phối hợp, liên kết với các công ty truyền thông sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình, đặc biệt là chương trình truyền hình phát trên sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Ngân sách tỉnh hỗ trợ học phí cho cán bộ, viên chức của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện tham gia học lớp đại học báo chí hệ vừa làm vừa học.

Đối với hệ thống truyền thanh cơ sở: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn ngân sách tỉnh để đầu tư cải tạo, xây dựng mới, sửa chữa đài truyền thanh cơ sở theo hướng hiện đại, đồng bộ. Thực hiện thường xuyên việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền và kỹ thuật vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị cho cán bộ phụ trách đài truyền thanh cơ sở. Ngân sách tỉnh phân bổ kinh phí chi hoạt động cho đài truyền thanh cơ sở với mức 4 triệu đồng/đài/năm; cán bộ đài truyền thanh cơ sở được hưởng chế độ phụ cấp bằng 0,8 mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đề án nâng cao chất lượng phát thanh - truyền hình tỉnh và truyền thanh cơ sở tỉnh Yên Bái năm 2015 được triển khai thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2015. Bãi bỏ Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 05 tháng 8 năm 2011 của HĐND tỉnh Yên Bái về việc tăng cường, củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh Yên Bái về nâng cao chất lượng phát thanh - truyền hình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2015.

Các nội dung đang triển khai theo Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 05 tháng 8 năm 2011 của HĐND tỉnh Yên Bái về việc tăng cường, củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết số 13/2012/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh Yên Bái về nâng cao chất lượng phát thanh - truyền hình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2015 đã được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2014 được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014. Việc đào tạo nguồn nhân lực thông qua lớp Đại học Báo chí hệ vừa làm vừa học niên khóa 2013 - 2017 được cấp kinh phí thực hiện đến hết khóa học.

5. Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 17/7/2014 của HĐND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bãi bỏ danh mục giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ban hành tại Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của HĐND tỉnh quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều chỉnh, bãi bỏ giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của HĐND tỉnh quy định mức giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cụ thể:

Điều chỉnh 445 danh mục giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2012/NQ - HĐND ngày 20/7/2012 của HĐND tỉnh về việc quy định giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Bãi bỏ 04 danh mục giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của HĐND tỉnh về việc quy định giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Bãi bỏ 28 danh mục giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng tại trạm y tế xã, phường, thị trấn quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của HĐND tỉnh về việc quy định giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Giá 445 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Nghị quyết này được áp dụng từ ngày 01/8/2014.

(Kỳ sau đăng tiếp)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục