Điều chỉnh phí tham quan Dinh Độc Lập

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/10/2014 | 8:10:12 AM

Từ ngày 10/11/2014, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập được thực hiện theo quy định tại Thông tư 141/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Thông tư 141 điều chỉnh mức thu phí tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập đối với học sinh từ mức 3.000 đồng/người/lần (theo quy định hiện hành tại Thông tư 170/2010/TT-BTC) lên mức 5.000 đồng/người/lần.

Đối với tổ chức, cá nhân (không phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài), Thông tư 141 vẫn giữ nguyên mức thu phí tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập; cụ thể đối với người lớn, mức thu 30.000 đồng/người/lần; đối với sinh viên mức thu 15.000 đồng/người/lần.

Trường hợp khách tham quan đi theo đoàn với số lượng từ 20 người trở lên, mức thu phí tham quan đối với người lớn là 20.000 đồng/người/lần; đối với sinh viên 10.000 đồng/người/lần; đối với học sinh 3.000 đồng/người/lần.

Mức phí quy định trên không bao gồm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách tham quan. Mức phí này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Thông tư 141 nêu rõ, không thu phí tham quan đối với các đoàn khách tham quan là đại biểu, khách mời của cơ quan Đảng, Nhà nước, trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng.

Bên cạnh đó, giảm 50% mức phí tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá theo quy định; người cao tuổi; người khuyết tật nặng theo quy định…

Phí tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Số tiền phí thu được là doanh thu của Hội trường Thống Nhất. Hội trường Thống Nhất có nghĩa vụ hạch toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được.

Trong lịch sử, Dinh Ðộc lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam.

Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng của quân giải phóng đã húc đổ cổng chính tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, 11h30 cùng ngày, lá cờ của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên. Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam.

Ngày nay, Dinh Ðộc lập là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục