Xử lý nghiêm vi phạm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/10/2014 | 8:03:09 AM

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó, Bộ đề xuất mức xử lý vi phạm quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lên đến 500 triệu đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 24/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, bước đầu, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân. Phần lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, nhưng cũng còn nhiều tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc các quy định của Nghị định này như: Trì hoãn không ký kết hợp đồng; không kê khai, kê khai không đầy đủ; không nộp hoặc nộp không đầy đủ, đúng hạn (số tiền nợ đọng tính đến cuối năm 2013 là 296,6 tỷ đồng). Bên cạnh đó, một số chủ rừng khu rừng cung ứng dịch vụ chưa thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy định, còn để rừng bị xâm canh, chặt phá trái phép, không chi trả đầy đủ, kịp thời tiền cho người nhận khoán bảo vệ rừng. Các hành vi vi phạm trên đã gây khó khăn cho việc thu, chi và giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng tại các địa phương, phần nào làm giảm hiệu quả của chính sách.

Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã quy định cơ bản đầy đủ các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhưng chưa có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng. Do đó, đến nay chưa có chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo bổ sung Điều 9a Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất quy định xử phạt đối với người sử dụng dịch vụ môi trường rừng khi có hành vi sau: Không ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng; không kê khai số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (chi trả gián tiếp); không chi trả hoặc không chi trả đầy đủ, đúng hạn số tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất quy định xử phạt đối với chủ rừng khi cố ý giữ lại không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng hoặc cam kết ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng.

Mức xử phạt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng tùy hành vi, mức độ vi phạm.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục