Đại học công lập tự chủ được quyết định học phí, nhân sự

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/10/2014 | 6:52:26 AM

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các trường đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017.

Theo đó, Chính phủ quyết nghị trường đại học công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện. Trong đó, các trường đại học tự chủ quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định và tổ chức tuyển sinh bảo đảm tính công khai, minh bạch.

Được quyết định các hoạt động đào tạo (chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy; phương pháp thi;...) bảo đảm chuẩn đầu ra và thực hiện kiểm định chất lượng theo quy định; quyết định liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài trên cơ sở chương trình liên kết đã được kiểm định chất lượng. Chỉ tiêu liên kết đào tạo được tính trong tổng chỉ tiêu đào tạo do nhà trường tự xác định theo quy định…Đồng thời, được tự chủ quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự.

Đặc biệt, được tự chủ quyết định mức học phí bình quân (của chương trình đại trà) tối đa bằng mức trần học phí do Nhà nước quy định cộng với khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp bình quân cho mỗi sinh viên công lập trong cả nước. Quyết định mức học phí cụ thể (cao hoặc thấp hơn mức học phí bình quân) đối với từng ngành, nghề, chương trình đào tạo theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo, bảo đảm mức học phí bình quân trong nhà trường không vượt quá giới hạn mức học phí bình quân tối đa nêu trên; thực hiện công khai mức học phí cho người học trước khi tuyển sinh.

Tuy nhiên, các trường đại học tự chủ phải xây dựng, thực hiện chính sách cấp học bổng đối với sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi; sinh viên là đối tượng chính sách; miễn, giảm học phí cho sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách và hỗ trợ phần chênh lệch giữa mức hỗ trợ của Nhà nước với mức học phí của nhà trường. Ưu tiên bố trí nơi ở cho sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách ở ký túc xá và miễn, giảm tiền thuê ký túc xá và các chính sách khác tùy theo điều kiện của từng trường…

Trước mắt, việc thực hiện thí điểm tự chủ với 4 trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo (gồm các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Ngoại thương và Đại học Hà Nội).

Các trường khác đáp ứng đủ điều kiện, muốn thực hiện tự chủ thì cần có đề án phù hợp trình Bộ GD-ĐT phê duyệt.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục