Đồng loạt kiểm tra hoạt động của các cơ quan đại diện báo chí

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/11/2014 | 6:36:38 AM

Ngày 20/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra văn bản số 3373/BTTTT-VP yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động cơ quan đại diện, phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí.

Ảnh chỉ có tính minh họa.
Ảnh chỉ có tính minh họa.

Công văn được Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký nêu rõ, hiện trên cả nước có gần 18.000 nhà báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ.

Bên cạnh việc hoạt động hiệu quả, gần đây có tình trạng các cá nhân lợi dụng danh nghĩa nhà báo, phóng viên; mang giấy giới thiệu do phóng viên thường trú ký hoặc xưng danh là phóng viên của cơ quan báo chí này nhưng lại xuất trình giấy chứng nhận phóng viên của cơ quan báo chí khác để tác nghiệp. Thậm chí, có người kêu gọi quảng cáo, gây phiền hà, sách nhiễu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; một số cơ quan báo chí cấp các loại giấy tờ gây nhầm lẫn với thẻ nhà báo...

Nguyên nhân dẫn đến việc này là bởi nhiều cơ quan báo chí thành lập cơ quan đại diện, cử phóng viên thường trú tại địa phương nhưng không tuân thủ theo quy định; buông lỏng quản lý, không quan tâm giáo dục đạo đức, tác phong của phóng viên thường trú, cộng tác viên, không có quy chế quản lý, giám sát chặt chẽ... Việc này gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng xấu đến thanh danh, uy tín của các nhà báo chân chính.

Bởi vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các sở địa phương rà soát, kiểm tra và báo cáo thực trạng hoạt động của các cơ quan đại diện, cơ quan thường trú, phóng viên thường trú trên địa bàn.

Trên cơ sở kiểm tra, rà soát, các sở thông tin và truyền thông thông báo hoặc công bố công khai danh sách các phóng viên đã đăng ký hoạt động nghiệp vụ của từng cơ quan đại diện, cơ quan thường trú đến các cơ quan nhà nước trên địa bàn để tạo thuận lợi cho việc phối hợp, cung cấp thông tin và tác nghiệp của nhà báo.

Trong trường hợp phát hiện hoặc nhận được tin tố giác về sai phạm, sở thông tin và truyền thông thông báo với cơ quan báo chí và phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tiến hành xử lý nghiêm minh.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu các sở nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra và báo cáo kết quả về Cục Báo chí trước ngày 15/12.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục