Quy trình kiểm dịch y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/12/2014 | 8:22:54 AM

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế. Trong đó nêu rõ quy trình kiểm dịch y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, quy trình kiểm dịch y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh bao gồm: Tiếp nhận và xử lý thông tin; giám sát đối với người không có yếu tố nguy cơ; kiểm tra y tế đối với người có yếu tố nguy cơ; xử lý y tế.

Trong đó, Thông tư nêu rõ, đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh; chuyển đến phòng cách ly tại khu vực cửa khẩu; khám sơ bộ, điều trị ban đầu hoặc chuyển về cơ sở y tế theo quy định.

Đối với người bị phơi nhiễm bởi yếu tố nguy cơ sức khỏe, ngoài việc thực hiện các quy định trên, tùy theo tình hình thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng thêm biện pháp khử trùng, tẩy uế để loại bỏ yếu tố nguy cơ sức khỏe.

Thông tư nêu rõ, người tiếp xúc với người nhập cảnh thuộc đối tượng quy định trên, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại và địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau: 1- Áp dụng các biện pháp dự phòng; 2- Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; 3- Tuyên truyền, tư vấn phòng chống dịch bệnh.

Đối với người không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng nhưng hết hiệu lực, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng phù hợp với quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng và kết thúc quy trình kiểm dịch.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục