Yên Bái: Tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội năm 2015

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/2/2015 | 4:47:31 PM

YBĐT - Thực hiện Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; để đảm bảo giá trị và những nét văn hóa truyền thống trong hoạt động lễ hội, UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt một số công việc sau:

1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với việc tổ chức lễ hội và hoạt động lễ hội tại địa phương. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tiếp tục thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

2. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức lễ hội năm 2015 tại địa phương phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí. Hạn chế tối đa sử dụng ngân sách Nhà nước để tổ chức lễ hội, ngày hội.

3. Yêu cầu Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về các giá trị lịch sử văn hóa của di tích, ý nghĩa của lễ hội; hướng dẫn nhân dân chấp hành các quy định, thực hiện nếp sống văn minh, nâng cao ý thức của người tham gia lễ hội. Sắp xếp, bố trí hợp lý hệ thống hàng quán, dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho di tích và nhân dân tham gia lễ hội.

Hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ trong lễ hội và nơi thờ tự đúng quy định, đảm bảo văn minh, tiết kiệm, hợp lý. Nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch, đặc biệt là trong khuôn viên di tích và lễ hội. Ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình, hành khất, trộm cắp... diễn ra trong lễ hội. Việc tu bổ, tôn tạo di tích, cung tiến, tiếp nhận đồ cung tiến vào di tích, công trình tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội, yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình không sử dụng thời gian làm việc, phương tiện xe công đi lễ hội, trừ trường hợp được phân công thực thi nhiệm vụ.

5. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền nội dung Công văn này và xây dựng chuyên trang, chuyên mục tăng cường tuyên truyền về các nét đẹp trong lễ hội góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong lễ hội.

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành chức năng thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lễ hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công văn này, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn.

7. Các sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về công tác quản lý và tình hình tổ chức các hoạt động lễ hội về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục