Bỏ quy định về đăng ký thất nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/3/2015 | 2:29:51 PM

Luật Việc làm vừa có hiệu lực đầu năm 2015 có nhiều thay đổi quan trọng về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có việc bỏ quy định đăng ký thất nghiệp.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo quy định của Luật Việc làm, người sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm.
 
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng theo quy định của Luật Việc làm cũng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
 
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
 
Đặc biệt, Luật việc làm đã bỏ quy định về đăng ký thất nghiệp và gộp thành việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
 
Luật việc làm cũng bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
 
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
 
Tuy nhiên, Luật việc làm cũng giới hạn mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng. Theo đó, mức bảo hiểm thất nghiệp tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
 
Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật Việc làm.
 
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
 
Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Theo quy định tại Luật Việc làm mới, mức tiền lương tối đa để đóng BHTN đối với NLĐ hưởng lương do người sử dụng LĐ quyết định là 20 tháng lương tối thiểu vùng. Như vậy, ở vùng 1, mức tiền lương tối đa đóng BHTN là 62 triệu đồng (20 x 3,1 triệu đồng), gấp gần 2,7 lần mức tiền lương tối đa đóng BHTN trước ngày 1/1/2015. Tương ứng với đó, mức đóng BHTN tối đa của NLĐ hằng tháng cũng gấp gần 2,7 lần.

Trong khi đó, mức hưởng TCTN tối đa hằng tháng chỉ là 15,5 triệu đồng (không quá 5 lần tháng lương tối thiểu vùng), chỉ bằng 1,123 lần (làm tròn) so với mức hưởng TCTN hằng tháng trước ngày 1/1/2015. Nếu tính như quy định của Luật BHXH, để hưởng mức TCTN tối đa hằng tháng là 15,5 triệu đồng, thì NLĐ chỉ cần có tiền lương đóng BHTN là 25,83 triệu đồng/tháng. Nhưng với quy định của Luật Việc làm, người có mức lương tối đa đóng BHTN từ 25,83 triệu đồng đến 62 triệu đồng, thì nếu thất nghiệp, cũng chỉ được hưởng TCTN tối đa hằng tháng như nhau, đều bằng 15,5 triệu đồng. (nguồn: Lao động)

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục