Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Giải báo chí Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/4/2015 | 8:28:30 AM

Từ ngày 5/5/2015, việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Giải báo chí Quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.

Trao giải tại Giải Báo chí Quốc gia
Trao giải tại Giải Báo chí Quốc gia

Về nguồn kinh phí, quy định hiện hành tại Thông tư 100/2007/TT-BTC nêu rõ mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 1.810 triệu đồng/năm và bố trí trong dự toán ngân sách chi sự nghiệp văn hoá - thông tin hàng năm của Hội Nhà báo Việt Nam. Ngoài ra còn nguồn hỗ trợ hợp pháp khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

Còn tại Thông tư 35 mới ban hành chỉ quy định nguồn kinh phí gồm nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin hàng năm của Hội Nhà báo Việt Nam và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (nếu có).

Thông tư 35 cũng quy định 4 nội dung chi gồm: chi giải thưởng; chi thù lao thành viên các hội đồng; chi thù lao họp hội đồng và các ban giúp việc; chi hỗ trợ các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Giải báo chí Quốc gia.

Đối với chi giải thưởng, mức tiền thưởng của các giải thưởng hàng năm do Hội đồng Giải báo chí Quốc gia xem xét, quyết định điều chỉnh căn cứ vào khả năng kinh phí, quy mô và chất lượng tác phẩm tham dự giải.

Về chi thù lao cho thành viên các hội đồng, căn cứ dự toán ngân sách được giao; tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ xét, chấm giải các vòng sơ khảo, chung khảo năm trước, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia xem xét, quyết định mức chi thù lao xét, thẩm định và chấm giải năm sau của Hội đồng chấm giải vòng sơ khảo và chung khảo.

Thông tư 35 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/5/2015 và thay thế Thông tư 100/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí Giải báo chí quốc gia.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục