Quy định mới về cơ cấu tổ chức của quản lý thị trường địa phương

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/11/2015 | 8:01:13 AM

Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư liên tịch 34/2015/TTLT-BCT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của quản lý thị trường địa phương, được thực hiện từ 15/12/2015.

Lực lượng quản lý thị trường chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại - Ảnh minh họa.
Lực lượng quản lý thị trường chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại - Ảnh minh họa.

Điểm mới của Thông tư là về cơ cấu tổ chức của chi cục quản lý thị trường. Về lãnh đạo chi cục, theo quy định hiện hành tại Thông tư 09/2001/TT-BTM, chi cục quản lý thị trường do Chi cục trưởng với chức danh phó giám đốc sở phụ trách và một số phó chi cục trưởng giúp việc. Còn quy định mới nêu rõ số lượng phó chi cục trưởng là không quá 3 người.

Mỗi chi cục quản lý thị trường có 3 phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ là: phòng tổ chức - hành chính; phòng nghiệp vụ - tổng hợp; phòng thanh tra - pháp chế; đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số lượng phòng có thể nhiều hơn, nhưng không quá 4 phòng.

Thông tư cũng nêu rõ, chi cục quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc sở công thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp giám đốc sở công Thương quản lý nhà nước về công tác quản lý thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, các lĩnh vực khác được pháp luật quy định và chủ tịch UBND tỉnh giao trên địa bàn cấp tỉnh; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Chi cục quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; có trụ sở và là đơn vị dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật; được mở các tài khoản giao dịch, tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước; được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.

Chi cục quản lý thị trường có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền; kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn cấp tỉnh; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thương mại, công nghiệp liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn…

Thông tư 34/2015/TTLT-BCT-BNV có hiệu lực thi hành từ 15/12/2015 và thay thế Thông tư 09/2001/TT-BTM.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục