Công điện về việc tiếp tục đối phó với đợt rét đậm, rét hại bổ sung

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/2/2016 | 3:41:20 PM

YênBái - YBĐT - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công điện số 06/CĐ-UBND gửi các ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-tìm kếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tiếp tục đối phó với đợt rét đậm, rét hại bổ sung. Nội dung Công điện như sau:

Căn cứ Công điện khẩn số 02/CĐ-TW, hồi 13 giờ ngày 01/2/2016 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 02/2 đến ngày 07/2, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ tiếp tục xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng, trong các ngày 02-03/2, vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 2o-3oC.

Để chủ động khắc phục thiệt hại của đợt rét vừa qua và ứng phó với diễn biến sắp tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai thực hiện một số công việc sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh) tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp khắc phục tổn thất do đợt rét vừa qua gây ra đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi trong các đợt rét tiếp theo, trong đó tập trung vào các nội dung:
- Phối hợp với Sở Tài chính và các ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã tổ chức rà soát tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra cho sản xuất nông lâm nghiệp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, hỗ trợ kịp thời theo chính sách hiện hành để người dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

- Hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi trong việc che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn tinh, thức ăn khô và bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò; hướng dẫn kỹ thuật giữ ấm, vệ sinh chuồng nuôi, đặc biệt là trong các ngày giá rét tuyệt đối không được chăn thả trâu ngoài đồng, phải nuôi nhốt và bổ sung thức ăn tinh theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn chi tiết về lịch thời vụ, gieo cấy; chỉ đạo, đôn đốc việc thu hoạch sớm các loại cây công nghiệp, hoa màu để hạn chế thiệt hại trước các đợt rét. Có kế hoạch sản xuất phù hợp, hướng dẫn thực hiện cụ thể đối với các địa phương.

2. Sở Y tế đảm bảo cơ số thuốc, hướng dẫn để tránh thiệt hại về người do người dân có thói quen sử dụng than, chất đốt để sưởi ấm trong các ngày giá rét. Chỉ đạo điều trị dứt điểm các ca mắc tiêu chảy tại huyện Mù Cang Chải; chủ động hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để có thêm ca mắc mới.

3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp, cấp hỗ trợ gạo cho người dân trước ngày 25 Tết Nguyên đán, không để người dân thiếu đói, đặc biệt là trong dịp tết Bính Thân sắp tới.

4. Sở Giao thông vận tải bố trí đủ người và phương tiện để chủ động khắc phục ảnh hưởng do thiên tai, hướng dẫn, đảm bảo an toàn tại các tuyến giao thông trọng điểm, chuẩn bị phương tiện giải phóng, ứng cứu kịp thời các sự cố giao thông.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình, các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh và địa phương tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống rét, tăng thời lượng phát các bản tin dự báo để người dân biết, chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Phân công các đồng chí ban thường vụ huyện ủy, lãnh đạo các phòng ban của huyện nắm chắc tình hình địa bàn các xã được phân công phụ trách, hướng dẫn người dân khắc phục hậu quả đợt rét vừa qua, tổ chức thống kê thiệt hại theo đúng quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN  tỉnh - Chi cục Thủy lợi và phòng chống bão lũ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Chủ động tạm ứng kinh phí hỗ trợ kịp thời cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách, mua bạt dứa che chắn chuồng trại, mua thức ăn tinh bổ sung cho trâu, bò; hướng dẫn các các biện pháp chống rét cho người, gia súc và cây trồng khi có rét đậm, rét hại xuất hiện.
- Theo dõi chặt chẽ, cập nhật diễn biến thời tiết sắp tới, thông báo để người dân biết và có biện pháp phòng tránh kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại sản xuất nông nghiệp.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án dự phòng để chủ đọng đối phó với tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài không gieo cấy được trong khung thời vụ cho phép (tối đa cấy đến ngày 15/3/2016 đối với vùng cao) thì chuyển sang gieo trồng các loại cây trồng khác như: ngô, lạc, đậu tương...

- Thông báo kịp thời cho các trường học, cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống thấp theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo, bố trí lực lượng phối hợp với Sở Giao thông vận tải đảm bảo giao thông thông suôt trong mọi tình huống, đặc biệt là đối với các tuyến giao thông trọng điểm trên địa bàn, đảm bảo nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân.

7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại liên lạc 029.3852.708; số fax 029.3855.493) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Nhận được Công điện này, yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện này.

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục