Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Không để thí sinh phải bỏ thi vì khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại

  • Cập nhật: Chủ nhật, 15/5/2016 | 7:32:36 AM

Ngày 14/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo  tuyệt đối không được để xảy ra bức xúc như ở một số nơi tại kỳ thi năm 2015

Theo Chỉ thị, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 về cơ bản đã đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra; kết quả thi đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).

Tuy nhiên, việc công bố kết quả thi và sử dụng kết quả thi để tuyển sinh ĐH, CĐ còn bất cập, gây bức xúc trong dư luận.

Để Kỳ thi năm 2016 được tổ chức an toàn, trung thực, khách quan và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ tập trung làm tốt những công việc trọng tâm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và kế hoạch triển khai; dự báo sát thực các khó khăn, vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện để chủ động phương án xử lý, giải quyết phù hợp; phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ chỉ đạo các trường ĐH thực hiện chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt Kỳ thi; phối hợp với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở giáo dục ĐH sử dụng kết quả Kỳ thi phục vụ tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, bảo đảm công bằng, thuận lợi cho thí sinh và nhà trường;

Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các quy định, thông tin cần thiết liên quan đến kỳ thi, kết quả kỳ thi, kết quả tuyển sinh; giải đáp đầy đủ, kịp thời những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và người dân về những nội dung liên quan đến kỳ thi.

Liên quan đến tổ chức kỳ thi, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải phối hợp cùng Bộ GD&ĐT thực hiện tốt nhất về kỳ thi.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ được yêu cầu có trách nhiệm phối hợp với Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện việc chuẩn bị và triển khai tổ chức cụm thi ở địa phương; đặc biệt lưu ý bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, trật tự tại các cụm thi và tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn nghỉ cho thí sinh và người thân ở xa về dự thi; Hỗ trợ tối đa các trường ĐH được phân công về địa phương chủ trì cụm thi trong việc bố trí các điểm thi thuận lợi, sử dụng cơ sở vật chất trên địa bàn, huy động lực lượng cán bộ, giáo viên của địa phương tham gia công tác coi thi, chấm thi; bảo đảm an ninh, trật tự các điểm thi và an toàn cho tất cả các khâu của kỳ thi; bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để bảo đảm tổ chức các cụm thi dành cho thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông do sở GD&ĐT chủ trì; tăng cường công tác vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh là con em dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa và thí sinh cư trú tại các vùng chịu ảnh hưởng thiên tai điều kiện tham dự kỳ thi, không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.

Các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo sự phân công của Bộ GD&ĐT, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao liên quan đến Kỳ thi; bố trí đầy đủ cán bộ tham gia tổ chức thi và tuyển sinh; nghiêm túc triển khai tập huấn, quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ được cử tham gia, bảo đảm tuyển sinh công bằng, minh bạch tạo thuận lợi nhất cho thí sinh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bức xúc như một số nơi năm 2015.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục