Đề xuất quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/8/2016 | 2:15:54 PM

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm quy định về mục tiêu, nguyên tắc, chế độ, nội dung, chương trình, giảng viên, tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối tượng sẽ được áp dụng những quy định này là: 1- Cán bộ, công chức đang công tác trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 2- Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; 3- Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (viên chức).

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Đồng thời, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, thực hiện cơ chế phân cấp, phân công trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao vai trò tự học và quyền của cán bộ, công chức, viên chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Chế độ bồi dưỡng

Dự thảo đề xuất chế độ bồi dưỡng như sau:

1- Tập sự.

2- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

3- Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

4- Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 1 tuần/l năm; 1 tuần được tính bằng 5 ngày học, 1 ngày học 8 tiết). Thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng khác nhau, hội thảo, hội nghị về công tác đào tạo, bồi dưỡng được cộng dồn để tính thời gian thực hiện chế độ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục