Công điện chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/8/2016 | 12:34:54 PM

Ngày 16/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 18, đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin Duyên Hải chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể.

Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão; thông báo cho chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt độn g trên biển biết để chủ động phòng tránh, hoặc thoát ra khỏi, không đi vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là Bắc Vĩ tuyến 20 (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão).

Các địa phương kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình mưa lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh; tổ chức kiểm tra, rà soát tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Các đơn vị, địa phương chỉ đạo kiểm tra an toàn đập; vận hành cửa van; xả nước đón lũ để đảm bảo an toàn đập và vùng hạ lưu hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy hoặc gần đầy nước; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

Các đơn vị, địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

* Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có Công điện khẩn số 23/CĐ-TCĐBVN về chủ động ứng phó với mưa lớn kéo dài trên diện rộng gửi các Cục Quản lý đường bộ: I và II; Các Sở GTVT: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An.

Công điện nêu rõ, mấy ngày vừa qua mưa lớn diện rộng trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung đã làm sạt lở ta-luy, ngập úng nhiều tuyến đường như quốc lộ (QL) 6, QL4D, QL15, QL15C, QL16, QL217… theo dự báo của cơ quan khí tượng, thủy văn, thời gian tới vẫn tiếp tục có mưa. Vì vậy, để kịp thời khắc phục các thiệt hại do mưa lũ gây ra, bảo đảm giao thông thông suốt, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ I và II; các sở giao thông vận tải (GTVT) tại khu vực xảy ra sạt lở thực hiện công tác bảo trì đường bộ, tăng cường công tác tuần đường, phát hiện kịp thời các vị trí sạt lở, ngập úng.

Cử người trực gác, hướng dẫn giao thông tại các vị trí có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết, nhất là qua ngầm, tràn, bến phà, cầu phao.

Đồng thời, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để khi nước rút đến đâu khẩn trương khắc phục sự cố hư hỏng đến đó; tập trung hót dọn đất đá ở các vị trí sụt lở ta-luy dương và gia cố lại vị trí ta-luy âm để bảo đảm giao thông.

Đối với các vị trí sạt lở lớn tắc giao thông, lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ, lãnh đạo sở GTVT đến hiện trường, triển khai ngay phương án phân luồng giao thông từ xa; khẩn trương khắc phục sự cố, huy động tối đa máy móc, trang thiết bị và nhân lực hiện có trên địa bàn để bảo đảm thông xe với thời gian nhanh nhất.

Trước đó, báo cáo nhanh của Cục Quản lý đường bộ I, Sở GTVT Điện Biên, Sở GTVT Tuyên Quang, Sở GTVT Yên Bái, Sở GTVT Thanh Hóa về tình hình thiệt hại trên các tuyến quốc lộ do ảnh hưởng của mưa lớn từ 11-14/8 xảy ra trên địa bàn các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa cho biết: Tuyến QL6 sạt lở ta-luy dương, đất đá trôi tràn gây ách tắc giao thông cục bộ, thông xe lúc 7h15 ngày 14/8; tuyến QL217 ở vị trí Cầu Mùn, Km92+500-Km92+800 nước ngập sâu 70cm đến  4h ngày 15/8 nước đã rút, giao thông đã bảo đảm thông suốt; tuyến QL15C sạt lở ta-luy hiện giao thông đã thông suốt.

Ngoài ra, trên các Quốc lộ 2, QL2C, 4H, QL12, QL16, QL32, QL37, QL279… xảy ra sạt lở ta-luy dương và ta-luy âm, bùn đất bồi lấp rãnh dọc, cống ngang và hố tụ nhưng không tắc giao thông, đá trôi tràn mặt đường gây cản trở phương tiện đi lại.

Khối lượng đất đá sạt lở, trôi tràn đã được xử lý khoảng 90.000m3, kinh phí thực hiện ước tính 15 tỷ đồng.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục