Công điện về ứng phó với siêu bão Meranti

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/9/2016 | 12:16:04 PM

Chiều 13/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 23/CĐ-TW về công tác chuẩn bị ứng phó với diễn biến của siêu bão Meranti.

Dự báo hướng đi của siêu bão Meranti.
Dự báo hướng đi của siêu bão Meranti.

Công điện gửi Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; các Bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài thông tin duyên hải.

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 10 giờ ngày 13/9, siêu bão Meranti có vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 125 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông khoảng 350km về phía Đông Bắc, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km; đến 10 giờ ngày 14/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 120 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng tâm bão mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng 14/9, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 10-14, vùng gần tâm bão đi qua cấp 15-17, giật trên cấp 17, biển động dữ dội. Để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến của bão; chủ động rà soát và thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên khu vực nguy hiểm biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh; khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là Bắc Vĩ Tuyến 17 và Đông Kinh tuyến 111 (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão).

2. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.

3. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Thông tin duyên hải và các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão, tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin đến người dân để chủ động phòng tránh.

4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục