Những quy định trong thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/10/2016 | 8:18:10 AM

YBĐT - Tại Khoản 1, Điều 77, Luật Khoáng sản 2010 quy định: "Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản...".

Đây là một chính sách mới có liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản (KTKS) theo quy định của Luật Khoáng sản.

Chính vì vậy, việc đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua tiền cấp quyền KTKS là thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực sự khi tham gia KTKS, đảm bảo lựa chọn được các tổ chức, cá nhân có năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm thu hồi tối đa khoáng sản khi được cấp phép, tránh việc lợi dụng mua bán, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản.

Tuy nhiên, việc thực hiện nộp tiền cấp quyền KTKS trong thời gian qua đối với các tổ chức, cá nhân còn gặp phải một số vướng mắc do chưa hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến chính sách này.

Hiện tại, việc tính tiền cấp quyền KTKS được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, trong đó một số văn bản chính đó là: Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, ngày 17/11/2010; Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền KTKS, bảng giá tính thuế tài nguyên của UBND cấp tỉnh nơi có điểm mỏ được cấp giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực.

Theo quy định thì Nhà nước sẽ thu tiền cấp quyền KTKS trước khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với các giấy phép được cấp (đối với các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản) sau ngày 20/01/2014. Đối với các giấy phép cấp trước ngày 20/01/2014 thì  tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền KTKS 1 lần hoặc hàng năm theo quy định. Mức thu, phương pháp tính, phương thức thu nộp tiền cấp quyền KTKS cũng được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 203/2013/NĐ - CP.

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 203/2013/NĐ - CP thì giá tính tiền cấp quyền KTKS được xác định theo giá tính thuế tài nguyên do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, công bố và tại thời điểm tính tiền cấp quyền KTKS còn hiệu lực.

Như vậy, số tiền cấp quyền KTKS phải nộp tại thời điểm phê duyệt được căn cứ vào bảng giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh ban hành còn hiệu lực. Số tiền tổ chức, cá nhân phải nộp lần thứ nhất thực hiện theo đúng quyết định do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh đã phê duyệt. Số tiền cấp quyền KTKS phải nộp từ lần thứ hai trở đi phải nhân với tỷ số chênh lệch giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Cho nên, số tiền phải nộp từ lần thứ hai trở đi có thể tăng hoặc giảm so với số tiền đã phê duyệt lần đầu tùy thuộc vào bảng giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm nộp tiền tăng hoặc giảm so với bảng giá tính thuế tài nguyên tại thời điểm phê duyệt.

Ông Nguyễn Công Ký - Phó trưởng Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán, Cục Thuế tỉnh Yên Bái cho biết: "Hiện nay, theo quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế tài nguyên thì UBND cấp tỉnh phải ban hành bảng giá tính thuế tài nguyên để áp dụng hàng năm trước ngày 31/12 của năm trước, theo quy định tại Nghị định số 203/2013/NĐ - CP của Chính phủ thì tại Điều 11 quy định về phương thức thu tiền cấp quyền KTKS"."

"Nộp một lần bằng 100% tổng số tiền cấp quyền KTKS đối với các trường hợp thời gian khai thác còn lại trong giấy phép khai thác hoặc cấp mới bằng hoặc dưới 05 (năm) năm; tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản bằng hoặc nhỏ hơn 01 (một) tỷ đồng. Và tại Khoản 2, Điều 16 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nộp tiền cấp quyền KTKS quy định. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh giảm số lần phải nộp và tăng số tiền phải nộp từng lần thì phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan cấp phép khai thác". Ông Ký cho biêt thêm

Mỗi loại khoáng sản trong một khu vực KTKS chỉ áp dụng một mức giá tính tiền cấp quyền KTKS. Trường hợp trong một khu vực KTKS, sản phẩm sau khai thác có nhiều loại và mỗi loại có mức giá khác nhau, thì áp dụng giá trị trung bình các mức giá.

Đối với loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên do không còn phù hợp theo quy định, sở tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng giá. Sở tài chính thẩm định, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Nếu trong một khu vực KTKS chỉ có một loại khoáng sản duy nhất thì áp dụng một mức giá tính tiền cấp quyền KTKS theo mức giá quy định đối với khoáng sản đó. Trường hợp trong một khu vực KTKS, sản phẩm sau khai thác có nhiều loại và mỗi loại có mức giá khác nhau, thì áp dụng giá trị trung bình các mức giá. Đối trường hợp loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc phải điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên thì giá tính tiền cấp quyền KTKS sẽ do UBND tỉnh quy định.

Như vậy, tổ chức, cá nhân khi nhận được thông báo nộp tiền cấp quyền KTKS được gửi đến từ cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp tiền cấp quyền KTKS đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước, nếu chậm nộp so với thời gian quy định thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền cấp quyền KTKS, tổ chức, cá nhân còn phải nộp tiền phạt, tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền KTKS thì tổ chức, cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền KTKS tính đến thời điểm chuyển nhượng.        

 Quang Thiều (Tổng hợp)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục