Không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/3/2017 | 8:31:14 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 10/CT-TTg yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), các bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức kỳ thi và công tác tuyển sinh; dự báo sát thực tế các khó khăn, vướng mắc; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị chu đáo những điều kiện cần thiết tổ chức tốt kỳ thi và sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh đại học, cao đẳng bảo đảm công bằng, khách quan, thuận lợi.

Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ GD-ĐT chỉ đạo việc dạy và học, hoàn thành kế hoạch năm học và ôn tập cho học sinh lớp 12; chuẩn bị chu đáo và triển khai tổ chức tốt cụm thi tại địa phương; chỉ đạo thực hiện không thu phí dự thi đối với tất cả các đối tượng thí sinh tham dự kỳ thi tại địa phương; tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn nghỉ cho thí sinh và người thân ở các địa điểm thi; tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh là con em dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, học sinh khuyết tật, thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh ở vùng sâu, vùng xa và thí sinh cư trú tại các vùng chịu ảnh hưởng thiên tai tham dự kỳ thi; không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại...

* Thi THPT Quốc gia 2017: Huy động khoảng 42.000 người coi thi

Bộ GD & ĐT tạo sẽ huy động khoảng 42.000 cán bộ, giáo viên các trường ĐH, CĐ nhóm ngành sư phạm tham gia coi thi THPT Quốc gia năm 2017.

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ huy động khoảng 42.000 cán bộ, giáo viên các trường đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo sư phạm tham gia coi thi. Hiện nay, Bộ đã xây dựng phương án phân bổ cán bộ, giảng viên các trường về địa phương phối hợp coi thi đảm bảo đủ số lượng và không phải di chuyển quá xa.

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), với khoảng 42.000 cán bộ, giảng viên đại học, cao đẳng nhóm ngành sư phạm phối hợp với các địa phương coi thi sẽ đảm bảo mỗi phòng thi có 1 giảng viên đại học và 1 giáo viên phổ thông.

So với năm 2016, số cán bộ, giảng viên đại học cao đẳng được huy động coi thi kỳ thi THPT Quốc gia năm nay giảm hơn 18 nghìn người. Việc phối hợp giữa giảng viên các trường đại học, cao đẳng và giáo viên phổ thông trong tổ chức coi thi đã được Bộ tổ chức trong 2 năm 2015, 2016, nhằm có thêm kênh giám sát trong kỳ thi.

Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia để tuyển sinh nên đều ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với các địa phương trong tổ chức thi.

"Kỳ thi THPT Quốc gia phải đạt ít nhất 2 mục tiêu là xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng. Cho nên có trách nhiệm của cả Sở GD&ĐT và các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là các trường sử dụng kết quả để tuyển sinh. Sự chia sẻ trách nhiệm như vậy chỉ làm cho kỳ thi tốt hơn, an toàn hơn, kết quả tin cậy hơn. Chúng tôi đã cố gắng tính toán để phương án phân bổ giảng viên giải quyết được 2 vấn đề, thứ nhất là các trường đại học không bị động, bảo đảm đủ nguồn lực, thứ 2 là vận hành theo nguyên tắc là sự di chuyển ít nhất để bảo đảm bài toán kinh tế", ông Mai Văn Trinh nói.

(Theo HNMO - VTV)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục