Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị văn phòng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/1/2018 | 8:55:35 AM

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương và địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã); trang bị máy móc, thiết bị tại các phòng để phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trang bị máy móc, thiết bị chuyên dùng.

Cụ thể, tiêu chuẩn, định mức trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương và địa phương (cấp tỉnh, huyện), tính cho 1 người gồm: 1 bộ bàn ghế ngồi làm việc mức giá tối đa 5 triệu đồng, 1 tủ đựng tài liệu mức giá tối đa 5 triệu đồng, 1 bộ máy vi tính để bàn hoặc máy vi tính xách tay mức giá tối đa 15 triệu đồng, 1 điện thoại cố định mức giá tối đa 300.000 đồng.

Tiêu chuẩn, định mức trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho phòng làm việc của các chức danh trên (tính cho 1 phòng làm việc) gồm: 1 bộ bàn ghế họp, tiếp khách mức giá tối đa 10 triệu đồng (cấp huyện là 7 triệu đồng), 1 máy in mức giá tối đa 10 triệu đồng, 1 điện thoại cố định mức giá tối đa 300.000 đồng.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, tiêu chuẩn, định mức trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến, tính cho 1 người gồm: 1 bộ bàn ghế ngồi làm việc mức giá tối đa 3 triệu đồng, 1 bộ máy vi tính để bàn hoặc máy vi tính xách tay mức giá tối đa 15 triệu đồng.

Tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho phòng làm việc của chức danh cấp xã (tính cho 1 phòng làm việc), gồm: 1 bộ bàn ghế họp, tiếp khách mức giá tối đa 5 triệu đồng, 2 tủ đựng tài liệu mức giá tối đa 3 triệu đồng/tủ, 1 máy in mức giá tối đa 10 triệu đồng, 1 điện thoại cố định mức giá tối đa 300.000 đồng.

Ngoài ra, nghị định cũng quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến phục vụ công tác hành chính, văn thư, tiếp dân.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục