Lấn, chiếm đất có thể sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/11/2019 | 10:27:05 AM

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa được Chính phủ ban hành, lấn, chiếm đất sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng.

Ngày 15-10-2019, chính quyền thành phố Đà Lạt và đơn vị chủ rừng bắt đầu triển khai trồng lại rừng thông trên đồi Robin và 2 địa điểm khác tại khu vực phường 3, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Đây là khu vực đã bị một đối tượng tự ý “quy hoạch”, phá rừng lấn chiếm đất để phân lô bán nền, bị chính quyền địa phương tổ chức giải tỏa nóng vào ngày 10-10-2019 vừa qua.
Ngày 15-10-2019, chính quyền thành phố Đà Lạt và đơn vị chủ rừng bắt đầu triển khai trồng lại rừng thông trên đồi Robin và 2 địa điểm khác tại khu vực phường 3, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Đây là khu vực đã bị một đối tượng tự ý “quy hoạch”, phá rừng lấn chiếm đất để phân lô bán nền, bị chính quyền địa phương tổ chức giải tỏa nóng vào ngày 10-10-2019 vừa qua.

Cụ thể, trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức phạt như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 5-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 15-30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 30-70 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 50-120 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta; phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 7-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 15-40 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 40-60 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 60-150 triệu đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 20-40 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 40-100 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 100-200 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 đến dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 200-500 triệu đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 1 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định nêu trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;...

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 5-1-2020.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục