Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5N1

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/4/2013 | 9:47:07 AM

YBĐT - Trước tình hình dịch cúm gia cầm A/H7N9 tại nước láng giềng Trung Quốc và A/H5N1 tại một số địa phương trong nước diễn biến phức tạp, ngày 16/4/2013, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện số 05/ UBND-NLN "Về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5N1". Sau đây là nội dung chi tiết:

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo thông báo, bệnh cúm A/H7N9 đang xảy ra tại Trung Quốc, từ cuối tháng 2/2013 đến ngày 14/4/2013 đã có 60 người bị nhiễm cúm A/H7N9 được xác định qua xét nghiệm thuộc hai thành phố (Thượng Hải, Bắc Kinh) và 4 tỉnh (Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và Hà Nam), trong đó 13 người đã chết (tỷ lệ tử vong20%).

Trong nước ta, tình hình cúm A/H5N1 đang diễn ra phức tạp tại một số địa phương giáp ranh với biên giới Campuchia và ở một số tỉnh xung quanh tỉnh Yên Bái. Nguyên nhân gây nên bệnh cúm là sự lây nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và A/H5N1, trong đó việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đang là nguy cơ lớn nhất của việc lây nhiễm.

Nhằm chủ động ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cúm A/H7N9 và A/H5N1 gây ra cho người và gia cầm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thông tin thường xuyên để nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của việc buôn lậu, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm tới sức khoẻ của bản thân người tham gia vào việcnày, sức khoẻ của cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống và cả nước; tác hại việc làm của họ tới cuộc sống của hàng vạn người nuôi gia cầm trong tỉnh và cả nước; tạo dư luận xã hội lên án, tẩy chay mạnh mẽ các hành vi nhập lậu gia cầm và vận chuyển, tiêu thụ gia cầm nhập lậu gây phát tán cúm gia cầm vào địa phương.

2. Ngành nông nghiệp chỉ đạo Chi cục Thú y cấp đủ phương tiện phòng bệnh dịch cúm gia cầm cho tất cả cán bộ nhân viên, các lực lượng có trách nhiệm phải tiếp xúc thường xuyên với gia cầm, không để ai chịu nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm mà không có phương tiện phòng ngừa.

3. Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở xã, phường, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền vận động để mọi người dân có trách nhiệm phát hiện và báo cáo với chủ tịch ủy ban nhân dân và công an xã, phường hoặc huyện, thị xã, thành phố về những người dân sống ở xã, phường tham gia vào việc buôn lậu, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu vào địa phương.

4. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường trực tiếp chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố về việc công dân sống ở địa bàn mình tham gia vào việc buôn lậu, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm nhập lậu.

5. Sở Y tế và Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn:

-Theo dõi sát sao tình hình dịch cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9, phối hợp với các cơ quan báo chí để thông tin kịp thời cho người dân hiểu đúng nguy cơ lây lan, tác hại của các loại cúm gia cầm, cách phòng ngừa cúm gia cầm (rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; thịt gia cầm phải được nấu chín; không tiếp xúc với thịt gia cầm bị bệnh và chết; đeo khẩu trang và găng tay khi phải tiếp xúc trực tiếp với gia cầm có nguy cơ bị cúm); đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu đúng, không hoang mang; các cơ quan y tế và chính quyền các cấp không lãng phí nguồn lực vào các việc làm không cần thiết.

- Bám sát diễn biến của việc di chuyển gia cầm vào nội tỉnh, hướng dẫn kịp thời các địa phương và các lực lượng chuyên môn của ngành phối hợp với Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải chủ động triển khai các giải pháp cần thiết nhằm ngăn chặn và xử lý dịch cúm ở gia cầm đạt hiệu quả cao nhất.

6. Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng ngừa dịch cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9 và các chỉ đạo của  Sở Y tế, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, đặc biệt cần chỉ đạo quyết liệt việc xử lý các chủ hàng, chủ phương tiện chuyên chở gia cầm theo đúng quy định của pháp luật.

7. Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Sở Công thương báo cáo đề xuất Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí phục vụ công tác chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái và tổ chức thành viên chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, ngành y tế, nông nghiệp - phát triển nông thôn và các ngành liên quan vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9.

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục