Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc phòng chống dịch cúm A (H1N1)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/4/2013 | 9:58:49 AM

YBĐT - Trước tình hình dịch cúm A (H1N1) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang có những diễn biến phức tạp, ngày 24/4/2013, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện số 07/ CĐ-UBND "Về việc phòng, chống dịch cúm A (H1N1). Sau đây là nội dung chi tiết:

Cần nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho trẻ ở các trường mầm non.
Cần nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh cho trẻ ở các trường mầm non.

Bệnh cúm A(H1N1) đã gây ra đại dịch năm 2009, trên địa bàn tỉnh Yên Bái  đã có trên 20.000 ca mắc lâm sàng nhưng ở thể nhẹ, chủ yếu là tự khỏi; không có trường hợp nặng phải hỗ trợ thở máy hoặc tử vong. Sau năm 2009 đến nay, bệnh cúm A(H1N1) được coi là cúm mùa thông thường, không nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải giám sát và quản lý đặc biệt.

Tuy nhiên từ đầu năm 2013 đến nay, tình hình dịch cúm A(H1N1) trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, đã ghi nhận 4.510 ca bệnh mắc cúm trên địa bàn toàn tỉnh, 09 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1), có 02 trường hợp tử vong và 04 trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; số mắc so với cùng kỳ năm 2012 không tăng, nhưng có 2 ca rất nặng và tử vong do chậm được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ.

Bệnh cúm A(H1N1) có thể lây nhiễm từ người sang người và cũng có khả năng gây nên các biến chứng nặng, đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện theo dõi và điều trị kịp thời. Đồng thời với nhiệm vụ phòng chống dịch cúm A(H5N1), A(H7N9) theo các văn bản được Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh chỉ đạo; để làm tốt công tác phòng chống dịch cúm A(H1N1), hạn chế lây lan rộng trong cộng đồng, hạn chế thấp nhất số người tử vong do cúm A(H1N1), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch tại gia đình và cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch cúm A(H1N1) theo hướng dẫn của cơ quan y tế; chỉ đạo chính quyền các xã, phường, thị trấn tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các trạm y tế, mạng lưới y tế thôn/bản đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác khai báo hoặc đến cơ sở y tế để khám và điều trị khi có các biểu hiện như: sốt, ho, hắt hơi, xổ mũi, khó thở...

2. Sở Y tế tăng cường hoạt động giám sát tích cực, chủ động tại các cơ sở điều trị và tại cộng đồng, phát hiện các trường hợp cúm có diễn biến bất thường, hoặc viêm phổi chưa rõ nguyên nhân, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên để xử lý kịp thời, hạn chế dịch lan rộng hoặc biến chứng nặng và tử vong; sẵn sàng tổ chức các đội cơ động chống dịch, cấp cứu lưu động hỗ trợ phòng, chống dịch cho tuyến dưới khi cần thiết; đảm bảo trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất, phòng cách ly, thu dung điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến huyện, đáp ứng yêu cầu cấp cứu, điều trị và phòng chống dịch, hạn chế chuyển bệnh nhân vượt tuyến; chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở tổ chức giám sát, phát hiện, thu dung, cách ly điều trị các trường hợp cúm nhẹ, chỉ chuyển tuyến trên khi cần thiết.

3. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp lực lượng, sẵn sàng hỗ trợ ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch cúm A(H1N1) tại cộng đồng; kết hợp quân - dân y trong điều trị và phòng chống dịch; chỉ đạo các đơn vị dân quân tự vệ, công an viên tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, sẵn sàng trấn áp tội phạm và xử lý các hoạt động tuyên truyền sai sự thật, gây hoang mang, dao động trong nhân dân.

4. Sở Tài chính căn cứ tình hình thực tế, phối hợp với Sở Y tế tổng hợp nhu cầu vật tư, trang thiết bị, thuốc, kinh phí phòng chống dịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

5. Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường thời lượng tuyên truyền phòng chống dịch, phòng chống dịch cúm đặc biệt là cúm A(H1N1); phối hợp với ngành y tế thông tin kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh, chuyển tải các thông điệp, các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1) đến người dân.

6. Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phối hợp với ngành y tế triển khai công tác phòng chống dịch cúm theo hệ thống ngành dọc.

7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể thành viên tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục