EU thông qua quy định tăng cường kiểm soát công dân châu Âu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/2/2017 | 9:25:33 AM

Tại phiên họp toàn thể ngày 16/2 tại Strasbourg của Pháp, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua văn bản chỉ thị liên quan vấn đề chống khủng bố.

Toàn cảnh phiên bỏ phiếu về CETA của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg (Pháp) ngày 15/2.
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu về CETA của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg (Pháp) ngày 15/2.

Được soạn thảo sau vụ tấn công khủng bố tại Paris, Pháp cuối năm 2015, văn bản đưa ra đề xuất xếp hành vi chuẩn bị tấn công khủng bố vào mục tội phạm hình sự.

Văn bản đề xuất truy tố hình sự đối với hành động lên kế hoạch hay chuẩn bị các vụ tấn công.

Ví dụ, việc các cá nhân mượn cớ đi du lịch ra nước ngoài để đến Syria gia nhập hàng ngũ tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng hoặc đến một nước châu Âu khác để thực hiện tấn công, từ nay sẽ bị khép vào tội hình sự.

Chỉ thị cũng xếp các hành vi thực hiện đào tạo hay được đào tạo để trở thành khủng bố, thu thập nguồn tài chính với ý định sử dụng hoặc tài trợ cho mục đích tấn công khủng bố… vào mục tội phạm hình sự.

Cuối cùng là hành vi cổ xúy cho khủng bố như việc ca ngợi những kẻ khủng bố hoặc có hành động tuyên truyền kích động khủng bố trên mạng cũng thuộc hành vi phạm tội hình sự.

Văn bản đã được các đại biểu EP thông qua với 498 phiếu thuận, 114 phiếu chống và 29 phiếu trắng.

Các nước thành viên có 18 tháng để đưa các nội dung của chỉ thị vừa được thông qua vào hệ thống luật pháp của nước mình.

Bên cạnh đó, một văn bản qui định việc tăng cường kiểm soát các công dân châu Âu và công dân các nước thứ ba nhập cảnh vào lãnh thổ châu Âu cũng đã được các đại biểu EP thông qua vào ngày 16/2.

Thời gian qua, phần lớn những vụ tấn công khủng bố diễn ra trên lãnh thổ châu Âu là do các công dân châu Âu thực hiện. Trong đó một số là các chiến binh đã từng tham gia thánh chiến tại nước ngoài.

Ước tính, khoảng 5.000 công dân châu Âu cực đoan có thể đã đến chiến đấu tại Syria và Iraq.

Phần lớn trong số này xuất thân từ bốn quốc gia thành viên Liên minh châu Âu là Pháp, Anh, Đức và Bỉ.

Theo một kết quả nghiên cứu của Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol), khoảng 20 đến 30% số chiến binh đi ra nước ngoài sẽ quay trở lại châu Âu.

Trong những tháng tới, nếu IS gặp khó khăn trên thực địa tại Syria và Iraq, số lượng chiến binh tham gia thánh chiến tìm đường quay trở lại châu Âu có thể sẽ tăng lên.

Cùng với đó, hiện tượng "sói đơn độc" cũng có nguy cơ gia tăng tại châu Âu và các cuộc tấn công do những kẻ cuồng tín này tiến hành sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện công tác phòng chống của nhà chức trách.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng thống Joe Biden mới đây đã ký ban hành gói viện trợ quân sự nước ngoài, bao gồm 61 tỷ USD hỗ trợ Ukraine.

Người Palestine ngồi bên đống đổ nát sau một cuộc tấn công của Israel tại phía bắc Gaza hôm 22/4.

Israel đã tăng các vụ tấn công khắp Gaza hôm thứ 23/4 với việc pháo kích lớn nhất trong nhiều tuần, quân đội đã ra lệnh sơ tán mới ở phía bắc vùng đất này, cảnh báo dân thường rằng họ đang ở trong "khu vực chiến đấu nguy hiểm".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục