Bế mạc Diễn đàn chính trị cấp cao của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/7/2018 | 9:21:37 AM

Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững được tổ chức từ ngày 9 đến 18/7 với sự tham dự của hơn 2500 đại biểu từ 193 nước thành viên Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres phát biểu tại diễn đàn.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres phát biểu tại diễn đàn.


Trong bài phát biểu bế mạc Diễn đàn chính trị cấp cao về Phát triển bền vững, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã tổng kết một loạt tiến triển trong tiến trình thực thi các Mục tiêu Phát triển Bền vững mà các quốc gia đã nêu bật tại diễn đàn như giảm tỷ lệ tử vong ở thai phụ và trẻ sơ sinh, mở rộng giáo dục căn bản, cải thiện sự tiếp cận điện và nhiều dịch vụ căn bản khác nữa.

Tuy nhiên, Tổng thư ký Antonio Guterres nhấn mạnh các cuộc thảo luận tại diễn đàn cũng thể hiện rõ rằng nhiều quốc gia đang bị tụt hậu hoặc thậm chí bị thụt lùi trong một số lĩnh vực vốn là chìa khóa quyết định thành công của nỗ lực chung không để ai bị bỏ lại phía sau.

Lần đầu tiên trong 1 thập niên, số người bị suy dinh dưỡng tăng, chủ yếu là do các cuộc xung đột, hạn hán và bệnh tật liên quan đến tình trạng biến đổi khí hậu.

Tình trạng mất bình đẳng giới tiếp tục cản trở phụ nữ và khiến họ không được hưởng những quyền cơ bản và các cơ hội. Đầu tư vào những hạ tầng cơ sở thiết yếu vẫn còn thiếu hụt.

Bên cạnh đó, Tổng thư ký Antonio Guterres cũng chỉ ra một loạt những thách thức đang ngày càng lớn khác như tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến nghiêm trọng, số cuộc xung đột và bất bình đẳng ngày càng gia tăng, những cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu lớn chưa từng có và nạn nghèo đói dai dẳng.

Trước những thách thức nêu trên, Tổng thư ký Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia khẩn trương thực thi 5 giải pháp quan trọng, bao gồm: huy động sức mạnh của thanh niên; kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính dựa trên nền tảng là Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; tăng cường huy động nguồn tài chính từ cả trong nước lẫn ngoài nước cho việc thực thi chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là những nước dễ bị tổn thương; phân phối những lợi ích của công nghệ tiên tiến cho tất cả mọi người; củng cố hơn nữa các thể chế.

Diễn đàn chính trị cấp cao về phát triển bền vững được tổ chức từ ngày 9 đến 18/7 với sự tham dự của hơn 2500 đại biểu từ 193 nước thành viên LHQ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và giới học giả quốc tế.

Diễn đàn năm nay tập trung thảo luận chủ đề "Chuyển đổi hướng tới các xã hội bền vững và tự cường”, rà soát việc thực hiện 6/17 mục tiêu phát triển bền vững liên quan và xem xét báo cáo tự nguyện của 47 quốc gia. Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Kinh tế Xã hội nhiệm kỳ 2016 – 2018.
 
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Một tuyến phố ở Jakarta, Indonesia. Ảnh tư liệu

Ngày 28/3, Hội đồng đại diện nhân dân Indonesia (DPR) đã chính thức thông qua dự thảo Luật Đặc khu Jakarta (Luật DKJ), đồng nghĩa rằng Jakarta không còn là Tỉnh đặc khu Thủ đô Jakarta (DKI) mà trở thành Tỉnh đặc khu Jakarta (DKJ).

Sự đau đớn của một bà mẹ Palestine ở Dải Gaza khi mất đi con trai trong đợt tập kích của Israel ngày 27-3

Tòa Công lý quốc tế (ICJ) buộc Israel, nước bị Nam Phi cáo buộc diệt chủng ở Dải Gaza, phải bảo đảm thực phẩm cho người Palestine và ngăn nạn đói lan rộng.

Ủy ban điều tra Liên bang Nga hôm 28/3 thông báo đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công phòng hòa nhạc hôm 22/3.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev ngày 22/1.

Tổng thống Zelensky thúc giục Chủ tịch Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ 60 tỷ USD cho Ukraine nhằm duy trì một mặt trận thống nhất đối đầu Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục