Tổng thống Ukraine ký lệnh hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Nga

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/9/2018 | 9:22:54 AM

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã thông qua đề xuất hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Nga, động thái cho thấy Kiev dường như muốn cắt đứt quan hệ với Moscow.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Sputnik trích thông báo của bộ phận báo chí chính quyền Ukraine cho biết ông Poroshenko ngày 17/9 đã ký lệnh nhằm hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Nga.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Ukraine đã đề xuất việc dừng hiệp ước hữu nghị với Nga. Sau đó, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine đã thông qua việc này và tiếp tục trình lên ông Poroshenko. Sau khi Tổng thống Ukraine ký vào nghị định thông qua đề xuất trên, việc hủy bỏ hiệp ước hữu nghị đã chính thức có hiệu lực về mặt pháp luật, theo Sputnik.

Theo văn bản trên, Bộ Ngoại giao Ukraine có trách nhiệm thông báo tới chính phủ Nga việc Kiev muốn hủy hiệp ước. Hạn chót để gửi thông báo chưa được công bố chi tiết. Ngoài ra, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine và Bộ ngoại giao có sẽ phải thông báo việc này lên Liên Hợp Quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu và các tổ chức nước ngoài khác về quyết định muốn chấm dứt hiệp ước với Nga.

Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Ukraine và Nga được 2 bên ký thông qua hồi tháng 5/1997 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4/1999. Văn kiện này quy định hiệu lực của hiệp ước kéo dài trong 10 năm và sau khi thời gian kết thúc nếu không bên nào phản đối, nó sẽ được tiếp tục gia hạn thêm 10 năm nữa. Ngược lại, hiệp ước sẽ bị hủy bỏ.

Hiệp ước này quy định rõ ràng các nguyên tắc hợp tác chiến lược giữa 2 nước và tôn trọng chủ quyền, cam kết không xâm phạm biên giới, cũng như về quyền và nghĩa vụ của 2 bên trong các hoạt động có thể gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia lẫn nhau. Tháng 10/2018 là hạn chót để các bên đưa ra ý kiến về việc tiếp tục kéo dài hiệp ước hay không.

Trước đó, hồi tháng 4, ông Poroshenko đã tuyên bố ông sẽ sớm trình một dự luật nhằm đơn phương hủy bỏ một số điều khoản trong hiệp ước hữu nghị lên Quốc hội nước này. Vào thời điểm đó, chính trị gia này thừa nhận Ukraine không thể hủy bỏ hoàn toàn hiệp ước. Tới tháng 8, ông một lần nữa nhắc lại mong muốn hủy bỏ hiệp ước trên.

Sau đó, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng dù quan hệ giữa Nga và Ukraine khó có thể xấu đi hơn nữa, nhưng đây là bước đi không hợp lý khi Ukraine muốn hủy bỏ hiệp ước hữu nghị vì nó có thể gây gia tăng mối đe dọa cho lợi ích của người dân 2 nước

Căng thẳng giữa Kiev và Moscow leo thang sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014 và căng thẳng ở Donbass, miền đông Ukraine vào tháng 4 cùng năm. Ukraine thường xuyên cáo buộc Nga can thiệp vào nội bộ Kiev, điều mà Moscow mạnh mẽ bác bỏ.

Kiev cũng tuyên bố không thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu ý dân 4 năm trước tại Crimea. Moscow khẳng định việc bán đảo sáp nhập Nga hoàn toàn tuân thủ theo luật pháp quốc tế.
 
(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm căn cứ Torzhok hôm 27/3.

Đây là khẳng định của Tổng thống Nga Putin khi nhắc đến việc một số nước NATO cam kết chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine trong thời gian tới.

Việc thông qua dự luật đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực củng cố vị thế của Thái Lan.

Hạ viện Thái Lan ngày 27/3 đã thông qua dự luật Hôn nhân đồng giới sau phiên thảo luận cuối cùng, đánh dấu bước ngoặt đưa Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Ngày 27-3, Đại sứ từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận gia hạn nhập khẩu thực phẩm miễn thuế từ Ukraine, với “cách tiếp cận cân bằng giữa hỗ trợ Ukraine và bảo vệ thị trường nông sản EU”, Reuters dẫn nguồn tin từ Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU cho biết.

Ngày 28-3 (giờ Việt Nam), hãng tin Reuters dẫn phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, một nhóm chuyên trách sẽ họp để đánh giá vụ sập cầu và tìm cách nối lại hoạt động cảng tại Baltimore (bang Maryland).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục