Lãnh đạo "Bộ tứ" sắp họp bàn cách đối phó Trung Quốc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 7/3/2021 | 8:44:51 AM

Các nhà lãnh đạo "Bộ tứ" dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong tháng này giữa lúc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

(Từ trái sang phải) Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga.
(Từ trái sang phải) Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga.

Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản ngày 6/3 cho biết các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ đã lên kế hoạch tổ chức hội nghị trực tuyến vào giữa tháng 3 để thảo luận những cách đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo trong nhóm "Bộ tứ".

Nguồn tin cho biết tại hội nghị sắp tới, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng sẽ thảo luận về khả năng phân phối công bằng vắc xin Covid-19 và những nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu.

Ngoại trưởng các nước "Bộ tứ" hồi tháng trước đã tổ chức hội nghị trực tuyến, nhất trí xây dựng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "mở và tự do". Các ngoại trưởng cũng phản đối mạnh mẽ ý đồ của Trung Quốc nhằm làm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông và biển Hoa Đông bằng vũ lực.

Trung Quốc vẫn chỉ trích "Bộ tứ" là phiên bản châu Á của khối NATO nhằm tìm cách kiềm chế sự trỗi dậy của nước này.

Hội nghị cấp cao "Bộ tứ" diễn ra trong bối cảnh chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn củng cố quan hệ giữa 4 nước lớn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, mà theo Cố vấn An ninh Mỹ Jake Sullivan mô tả là "nền tảng để Mỹ xây dựng chính sách bền vững ở Ấn Độ - Thái Bình Dương".

Tổng thống Biden cam kết sẽ ngăn chặn các hành vi lạm dụng của Trung Quốc về kinh tế cũng như các hành vi hung hăng khác của Bắc Kinh, bằng cách tái thiết lại các quan hệ liên minh.

Được chính thức biết đến với tên gọi Đối thoại An ninh Bốn bên, "Bộ tứ" bắt đầu hình thành vào năm 2004 nhằm ứng phó với các thảm họa sóng thần và động đất ở Ấn Độ Dương.

Sau thời kỳ gián đoạn, "Bộ Tứ" được hồi sinh vào năm 2017. Kể từ đó, nhóm hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Gần đây nhất, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố trọng tâm của "Bộ tứ" tập trung vào nỗ lực thúc đẩy một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và hòa nhập.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Triều Tiên tiến hành vụ thử

Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) ngày 20-4 cho biết Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm đầu đạn tên lửa hành trình và phóng thử tên lửa phòng không mới ở vùng biển phía Tây nước này hôm 19-4.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo các thiết bị quân sự tham gia lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng 9/5 hiện đang trên đường tới Mátxcơva.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Triều Tiên phát hành bài hát mới ca ngợi Chủ tịch Kim Jong Un là một "người cha gần gũi" và "nhà lãnh đạo vĩ đại".

Isfahan được biết đến với căn cứ không quân quân sự rộng lớn và các địa điểm quan trọng đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Hãng ABC News dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, vào sáng sớm 19/4 (theo giờ địa phương), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục