Kosovo muốn gia nhập NATO và EU

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/5/2022 | 4:00:33 PM

Lãnh đạo của Kosovo, một lãnh thổ ly khai của Serbia, tuyên bố muốn đưa vùng lãnh thổ này trở thành một thành viên của EU và NATO.

Lãnh đạo Kosovo Albin Kurti.
Lãnh đạo Kosovo Albin Kurti.

Trong chuyến thăm Mỹ mới đây, nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti cho biết vùng lãnh thổ này mong muốn trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Ông Kurti đã đưa ra thông báo này trong một sự kiện do Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức vào chiều 18/5 tại thủ đô Washington D.C. Cùng ngày, ông đã có các cuộc gặp với nhiều quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống Joe Biden, bao gồm cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và giám đốc USAID Samantha Power, cùng một số thành viên của Quốc hội Mỹ.

Sau cuộc gặp với ông Kurtin, hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Elissa Slotkin từ bang Michigan đã bày tỏ "sự ủng hộ rõ ràng" đối với nguyện vọng gia nhập "các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là NATO" của Kosovo.

Thông báo hôm 18/5 là lần thứ hai nhà lãnh đạo Kosovo công khai ý định về việc gia nhập EU và NATO như là một mục tiêu chính trị của Pristina. Ngày 14/5, trong một buổi diễn thuyết tại Đại học DePaul ở thành phố Chicago, ông Kurti đã khẳng định "Kosovo là một minh chứng cho sự thành công của nền dân chủ trong khu vực, đó là lý do tại sao chúng tôi cần được hỗ trợ để trở thành thành viên của NATO, EU và các tổ chức khu vực và quốc tế khác mà không bị trì hoãn thêm".

Kosovo từng là một phần lãnh thổ của Serbia nhưng đơn phương tuyên bố độc lập vào năm 2008 nhờ sự ủng hộ của phương Tây. Tính đến nay, dù chưa được Liên Hợp Quốc chính thức thừa nhận, Kosovo vẫn được công nhận bởi 110 quốc gia khác.

Trong cuộc hội đàm với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc vào tháng trước, Tổng thống Nga Putin cho rằng các hành động của Nga tại Ukraine được dựa trên tiền lệ mà các nước phương Tây đã làm tại Kosovo.

"Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các đối thủ của chúng tôi ở phương Tây đã công nhận Kosovo như một quốc gia độc lập. Chúng tôi chỉ làm điều tương tự với các nước cộng hòa ở Donbass", ông Putin cho biết.

Trước đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã công khai tiết lộ rằng Belgrade đang chịu áp lực rất lớn từ EU trong việc tham gia vào các lệnh trừng phạt chống Nga và công nhận Kosovo. Đổi lại, EU hứa sẽ xem xét cho phép Serbia gia nhập Liên minh này trong tương lai.

Tuy vậy, theo giới chuyên gia, việc gia nhập EU và NATO của Kosovo sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, có tới 5 thành viên của EU, bao gồm Síp, Hy Lạp, Romania, Slovakia và Tây Ban Nha, chưa công nhận nền độc lập của Kosovo.

(Theo Dân trí)

Các tin khác

Bộ Quốc phòng Nga thông báo các thiết bị quân sự tham gia lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng 9/5 hiện đang trên đường tới Mátxcơva.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Triều Tiên phát hành bài hát mới ca ngợi Chủ tịch Kim Jong Un là một "người cha gần gũi" và "nhà lãnh đạo vĩ đại".

Isfahan được biết đến với căn cứ không quân quân sự rộng lớn và các địa điểm quan trọng đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Hãng ABC News dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, vào sáng sớm 19/4 (theo giờ địa phương), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.

Các bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 24/8/2023. Ảnh tư liệu

Ngày 19/4, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản thông báo bắt đầu đợt xả thứ 5 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục