Củi - ''loại vàng mới'' ở châu Âu

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/9/2022 | 3:58:59 PM

Củi đang được ví như một loại vàng mới, gần như cháy hàng ở một số quốc gia châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng.

Củi gỗ đắt đỏ
Củi gỗ đắt đỏ

Ông Franz Luninghake, 62 tuổi, một nhà quản trị hệ thống ở Bremen, Đức, chuẩn bị một lò đốt củi cho mùa đông lạnh giá sắp đến. Ông ước tính, hoá đơn năng lượng trong năm tới sẽ là 4.500 USD, từ mức 1.500 USD trong vòng 1 năm tính đến tháng 5 năm nay. "Củi đã trở thành một loại vàng mới”, ông nói.

Tại các nước châu Âu, tình trạng khan hiếm và giá cả tăng vọt của một loại nhiên liệu khiến cho củi đã trở nên đắt đỏ và nhiều người quay trở lại dùng. Ông Nobert Skrobek, một kỹ thuật viên chuyên kiểm tra và tư vấn về lò sưởi đốt bằng than và củi, cho biết nhu cầu đã tăng vọt ở Berlin về cải tạo những lò cũ và lắp đặt lò mới. 

Cư dân ở khu vực phía Tây Berlin đang phải lấy ra những lò đốt than và củi có từ thời chiến tranh lạnh để chuẩn bị cho những tháng mùa đông lạnh giá. Nhiều người đã bắt đầu tích trữ củi từ nhiều tuần trước do lo lắng về mùa đông lạnh giá, khiến giá củi tăng vọt.

Tại ngôi làng ở Ag, Hungary, bà Nikoletta Kelemen cho biết giá củi đã tăng gần gấp đôi. Một cây gỗ đủ điều kiện chặt làm củi có giá bằng khoảng một nửa mức lương trung bình của người dân (249 USD/tháng). Bà bày tỏ lo ngại khi tưởng tượng ra người dân phải đốt đồ nội thất trong nhà để giữ ấm.

Nạn trộm gỗ tại những khu rừng ở vùng Stuttgart, Đức, ngày càng tăng. Theo ông Gotz Bulow von Dennewitz, quản lý rừng tại khu vực, những đối tượng đi xe đầu kéo hoặc máy kéo, cùng với một xe tải và cần cẩu. Họ dùng thiết bị chuyên nghiệp để đốn gỗ rồi mang đi.

Nhận thấy cơ hội, nhiều đối tượng còn lập những website "ma”, giả làm người bán củi để lừa những người tiêu dùng.

Cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến người dân tại Đức, Anh, Italy và Hà Lan phải trả hoá đơn năng lượng tăng tới 210% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Từ tháng 9/2021, các nước EU đã chi ra 314 tỷ euro cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Ông Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao tại Viện Bruegel đưa ra nhận định con số trên sẽ tăng lên khi giá năng lượng vẫn leo thang.

Chính phủ Pháp cảnh báo người dân về khả năng phải cắt điện luân phiên vào cuối năm nay. Để tiết kiệm năng lượng, tháp Eiffel tắt điện sớm hơn vào 11h45 tối hàng ngày.

Chính phủ Đức thậm chí đang đưa thêm hàng trăm nghìn người vào danh sách hưởng phúc lợi nhà ở.

Tại Anh, không phụ thuộc nhiều vào Nga về khí đốt tự nhiên, thị trường năng lượng của Anh đã bị tác động do tình trạng thiếu hụt ở những nơi khác. Giá khí đốt trong nước đã tăng 96% và giá điện tăng 54% chỉ trong năm nay, tính đến tháng 7. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có khoảng 1/4 số người tham gia trả lời dự định không bật máy sưởi trong mùa đông này.

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo hóa đơn năng lượng của một gia đình châu Âu điển hình có thể lên tới 500 euro mỗi tháng vào đầu năm sau, so với 160 euro vào năm 2021.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ phải chuẩn bị cho kịch bản thiếu nguồn cung 2,4 triệu thùng/ngày khi lệnh cấm vận dầu Nga của EU bắt đầu. 

Giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao khiến nguy cơ bất ổn xã hội lan rộng trên khắp châu Âu trước mùa đông tới. Các nhà hoạch định chính sách của EU đang đứng trước áp lực phải hành động cùng nhau về năng lượng để đảm bảo sự ổn định của khối.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Người Palestine ngồi bên đống đổ nát sau một cuộc tấn công của Israel tại phía bắc Gaza hôm 22/4.

Israel đã tăng các vụ tấn công khắp Gaza hôm thứ 23/4 với việc pháo kích lớn nhất trong nhiều tuần, quân đội đã ra lệnh sơ tán mới ở phía bắc vùng đất này, cảnh báo dân thường rằng họ đang ở trong "khu vực chiến đấu nguy hiểm".

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc cho biết ông "kinh hoàng" trước báo cáo về những ngôi mộ tập thể chứa hàng trăm thi thể ở Gaza.

NEONSAT-1 được phóng lên từ sân bay vũ trụ của Công ty Rocket Lab ở Mahia (New Zealand).

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo Trái đất. Đây là một phần của dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh (tư liệu)

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục