Hiệu quả từ nghị quyết chuyên đề

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/4/2015 | 2:45:12 PM

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trấn Yên lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Bảo Hưng lần thứ XI, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ xã Bảo Hưng đã thông qua nhiều nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội.

Chè chất lượng cao đang trồng đại trà ở xã Bảo Hưng.
Chè chất lượng cao đang trồng đại trà ở xã Bảo Hưng.

Trong đó nổi bật là nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên đời sống kinh tế của người dân không ngừng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, tình hình an ninh nông thôn ổn định.

Đồng chí Nguyễn Xuân Cầu - Bí thư Đảng ủy xã Bảo Hưng cho biết: Đảng bộ đã tập trung các giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện Quy chế dân chủ; phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền, quyền làm chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng luôn thực hiện phương châm lấy dân làm gốc. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Đảng ủy đã xây dựng nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội sát với thực tế trong từng thời điểm, phản ánh đúng ý nguyện chính đáng của nhân dân. Nghị quyết được triển khai đến từng chi bộ, từng cụm dân cư, từng tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia như Nghị quyết về phát triển cải tạo, trồng chè và chế biến sản phẩm chè giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết về phát triển trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng, kiên cố hóa giao thông nông thôn...

Bằng những cách làm cụ thể, những năm qua, Bảo Hưng đã chuyển đổi 203 ha chè cơ bản từ giống chè trung du già cỗi, kém hiệu quả sang trồng mới thay thế bằng giống chè có chất lượng cao: LDP1, Bát Tiên, Phúc Văn Tiên. Tổng diện tích chè giống mới đã đạt trên 164 ha và đem lại năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập gấp hơn hai lần so với chè trung du. Cụ thể, năng suất và sản lượng của cây chè trung du chỉ đạt 7 - 7,5 tấn/ha/năm thì chè chất lượng cao đạt gần 9 tấn/ha/năm.

Gia đình ông Phạm Ngọc Úy, thôn Trực Thanh đang sở hữu mô hình vườn - ao - chuồng, trong đó có trên 1 ha chè chất lượng cao cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ông Úy tâm sự: “Năm 2005 tôi bắt đầu trồng chè. Thời điểm đó chỉ có mấy sào chè trung du, năng suất không được đều, đầu ra bấp bênh, phụ thuộc thương lái nên có lúc hầu như trồng không công. Khi xã có nghị quyết trồng và cải tạo chè chất lượng cao, kết hợp với dự án được Nhà nước hỗ trợ giống chè Bát Tiên, Phúc Văn Tiên tôi mạnh dạn bỏ chè cũ, trồng chè giống mới. Bây giờ thu hoạch năng suất, sản lượng đã ngoài mong đợi. Thu nhập hàng năm từ cả mô hình, trừ chi phí còn thu được gần 200 triệu đồng”.

Cùng với cây chè, Đảng ủy cũng đã chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện kế hoạch trồng rừng luân phiên từ 30-40 ha/năm và sản lượng khai thác khoảng 2.500 mét khối/năm… và chỉ đạo đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, phát triển chăn nuôi lợn thịt tập trung từ 100 con trở lên và trên 20 con lợn nái đã có nhiều hộ thực hiện. Kết quả, đàn lợn  đạt 1.800 con; đàn gia cầm đạt 2.800 con, đạt sản lượng các loại đạt 510 tấn/năm. Hộ ông Bùi Quốc Trị, thôn Bảo Long - một trong những hộ đi đầu về chuyển đổi vật nuôi hiện có 700 con thỏ giống, thỏ thịt. Ngoài ra, ông còn trồng trên 200 gốc đào, trên 1 ha đồi rừng, trừ mọi chi phí còn cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Đây cũng là một trong những mô hình tiêu biểu chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực tế trên đã khẳng định chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo thay thế giống cũ bằng giống mới năng suất, chất lượng cao là cách làm đúng hướng lại hợp lòng dân, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân. 

Nhờ biết tranh thủ, sử dụng có hiệu quả sự đầu tư của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xóa đói, giảm nghèo nên Bảo Hưng có thêm điều kiện, cơ hội vươn lên phát triển toàn diện. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 13%; thu nhập bình quân đầu người đạt 9,8 triệu đồng/năm, đến nay xã vẫn duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đã tăng trên 16,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,78%, giảm 14,68% so với năm 2012. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh sẽ là tiền đề quan trọng để Bảo Hưng tiếp tục thành công trong xây dựng nông thôn mới.  

Trần Minh

Các tin khác
Chi bộ Trường Mầm non Hoa Lan, thị trấn Mù Cang Chải tổ chức lễ kết nạp đảng viên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 về công tác phát triển đảng viên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã kết nạp được 561/550 đảng viên, đạt 102% chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTGS trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Ngay trong quý I năm 2024, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Trạm Tấu đã chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho 2 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và chuẩn bị hồ sơ kiểm tra 2 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Chính trị huyện Lục Yên.

Trong quý I/2024, Đảng bộ huyện Lục Yên đã quyết định kết nạp 88 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 40,9% kế hoạch; chuyển đảng chính thức cho 72 đảng viên dự bị.

Mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đã khẳng định rõ vai trò của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương.

Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên tích cực đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát, cụ thể, lấy kết quả là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ, cán bộ và đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục