Văn Chấn nâng cao chất lượng cán bộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/8/2015 | 9:41:10 AM

YênBái - YBĐT - Qua công tác điều động, luân chuyển cán bộ,  Văn Chấn đã từng bước điều chỉnh bố trí lại đội ngũ cán bộ một cách hợp lý hơn, tăng cường được cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cho các xã có nhiều khó khăn.

Năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) một số xã vùng cao của huyện Văn Chấn vẫn còn “trắng" đại học. Số người được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo về lý luận chính trị rất ít; trình độ, năng lực người đứng đầu còn hạn chế; đội ngũ CBCC cấp dưới, năng lực hoàn thành nhiệm vụ thấp. Đội ngũ CBCC cấp huyện tuy được đào tạo khá cơ bản nhưng lại lệch về cơ cấu chuyên ngành; nhân lực được đào tạo đúng các ngành về khoa học kỹ thuật, tổ chức xây dựng Đảng còn ít; việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại huyện còn hạn chế; một bộ phận CBCC còn hạn chế về năng lực, dẫn đến hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành chưa cao.

Với mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC toàn huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; có tư duy đổi mới, sáng tạo, phong cách công tác khoa  học, dân chủ... 5 năm  qua, Ban Tổ chức Huyện ủy đã chủ động tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch và theo tiêu chuẩn chức danh; tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vùng cao, người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ, những nơi cán bộ yếu kém, thiếu nguồn cán bộ; huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách huyện cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; liên kết mở các lớp đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị tại huyện, thực hiện có hiệu quả các đề án đào tạo của tỉnh, của huyện.

Qua đó, giai đoạn 2010 - 2015 đã hoàn thành đào tạo lớp Đại học Nông nghiệp, chuyên ngành Nông lâm kết hợp dành cho CBCC khối xã, thị trấn và cấp huyện, với 76 học viên; hoàn thành Đề án đào tạo tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, thị trấn cho 85 học viên; hoàn thành lớp Trung cấp Quản lý đất đai cho 76 cán bộ chủ chốt, CBCC xã, thị trấn; mở 1 lớp Đại học Nông nghiệp, chuyên ngành Phát triển nông thôn với 70 học viên; 1 lớp Đại học Luật, chuyên ngành Luật Kinh tế với 94 học viên; tổ chức học liên thông chương trình đại học cho các học viên tốt nghiệp lớp Trung cấp Quản lý đất đai tại huyện; phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở 35 lớp đối tượng kết nạp đảng cho 3.055 quần chúng ưu tú; 25 lớp sơ cấp lý luận chính trị lồng ghép chương trình lý luận chính trị phổ thông cho 2.106 đảng viên mới kết nạp; 4 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho 466 cán bộ, đảng viên.

Sau 5 năm chú trọng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ CBCCVC từ huyện đến cơ sở đã nâng cao nhận thức về lý luận chính trị; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ yêu cầu công tác; có năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương; tạo được nguồn cán bộ để bố trí vào các chức vụ trong quy hoạch; chất lượng, đội ngũ CBCCVC từ huyện đến cơ sở đã được nâng lên một bước so với năm 2010. Cụ thể, có 40,2% CBCCVC toàn huyện có trình độ chuyên môn đại học (tăng 13,4%); 1,4% CBCCVC có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị (tăng 0,5%); 12,9% số CBCCVC có trình độ trung cấp lý luận chính trị (tăng 3,6%).

Đặc biệt, trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2015 - 2020 có sự chuyển biến vượt trội so với nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trong đó, tỷ lệ cấp ủy viên có trình độ THPT đạt 83,3% (tăng 12,9%); tỷ lệ cấp ủy viên có trình độ cao đẳng, đại học đạt 36,6% (tăng 10,9%); tỷ lệ cấp ủy viên có trình độ thạc sỹ đạt 1,1% (tăng 100%) so với nhiệm kỳ trước; tỷ lệ cấp ủy có trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt 65,1% (tăng 19,5% so với nhiệm kỳ trước); tỷ lệ cấp ủy viên có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị đạt 4,8%, tăng 0,76%.

Trong chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, ngoài việc cử cán bộ trực tiếp tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị còn phải tạo điều kiện cho cán bộ có môi trường làm việc, cống hiến, có điều kiện thực hành kiến thức đã được đào tạo, để cán bộ thực sự được gần dân, hiểu dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, qua đó giúp cán bộ được rèn rũa, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành. Chính vì vậy, thời gian qua, Ban Tổ chức Huyện ủy chú trọng tham mưu giúp cấp ủy huyện trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ.

Trước hết là tham mưu xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ huyện từ năm 2013 đến năm 2020 kèm theo kế hoạch thực hiện Đề án số 08-ĐA/TU về đào tạo cán bộ trẻ có trình độ sau đại học. Việc lựa chọn cán bộ luân chuyển của huyện dựa trên nguyên tắc phải là cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực công tác và triển vọng phát triển.

Qua công tác điều động, luân chuyển cán bộ đã từng bước điều chỉnh bố trí lại đội ngũ cán bộ một cách hợp lý hơn, tăng cường được cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cho các xã có nhiều khó khăn. Để khuyến khích, động viên đối với những cán bộ được điều động, luân chuyển, ngoài thực hiện các chế độ chính sách theo Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND, ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh về chính sách đối với cán bộ được điều động, luân chuyển tăng cường cho các huyện, các xã trên địa bàn tỉnh, Huyện ủy Văn Chấn còn thực hiện việc hỗ trợ ban đầu số tiền từ 3 -  5 triệu đồng và trợ cấp thêm hàng tháng bằng 50% mức lương đang hưởng trước khi được điều động, luân chuyển xuống cơ sở.

Bước đầu đánh giá, cán bộ được điều động, luân chuyển đã nhanh chóng tiếp cận với tình hình thực tế; từng bước củng cố tổ chức đảng, chính quyền cơ sở; giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân. Những cán bộ sau khi được điều động luân chuyển, tăng cường, trở về huyện công tác đều có sự trưởng thành, được bố trí vào các chức vụ cao hơn. Đồng thời, huyện đã từng bước hoàn thành mục tiêu “tiêu chuẩn hóa” đội ngũ cán bộ, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC từ huyện đến cơ sở; xây dựng được đội ngũ cán bộ kế cận có trình độ, năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến tới xây dựng huyện Văn Chấn trở thành trung tâm động lực phía Tây của tỉnh.

Anh Dũng

Các tin khác
Chi bộ Trường Mầm non Hoa Lan, thị trấn Mù Cang Chải tổ chức lễ kết nạp đảng viên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 về công tác phát triển đảng viên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã kết nạp được 561/550 đảng viên, đạt 102% chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTGS trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Ngay trong quý I năm 2024, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Trạm Tấu đã chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho 2 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và chuẩn bị hồ sơ kiểm tra 2 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Chính trị huyện Lục Yên.

Trong quý I/2024, Đảng bộ huyện Lục Yên đã quyết định kết nạp 88 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 40,9% kế hoạch; chuyển đảng chính thức cho 72 đảng viên dự bị.

Mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đã khẳng định rõ vai trò của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương.

Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên tích cực đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát, cụ thể, lấy kết quả là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ, cán bộ và đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục