Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII): Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Bài 4: Xây dựng nền kinh tế có khả năng tự chủ cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/11/2016 | 2:06:21 PM

Nghị quyết số 06-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã chỉ rõ: Việc khắc phục hạn chế, yếu kém, triển khai các cam kết quốc tế mới đặt ra nhiều thách thức, không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị, xã hội. Từ đó đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần tích cực, chủ động hơn trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, bảo đảm khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, bảo đảm khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế.

>> Bài 3: Xử lý căn bản, triệt để nợ xấu

>> Bài 2: Siết chặt kỷ luật ngân sách

>> Bài đầu: Những nhiệm vụ cấp bách

Cơ hội và thách thức

Nghị quyết số 06-NQ/TƯ đánh giá, từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (năm 2007), tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của nước ta ngày càng sâu rộng hơn, đạt được nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện.

Tuy nhiên, HNKTQT còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn, cục bộ, do đó chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các thách thức. Quá trình HNKTQT và quá trình đổi mới trong nước chưa được thực hiện đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thậm chí, HNKTQT còn chưa phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với hội nhập trong các lĩnh vực, dẫn đến ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ.

Nghị quyết số 06-NQ/TƯ cũng nhận định: Việc thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới sẽ tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu... Nước ta cũng có cơ hội tham gia chủ động và sâu hơn vào quá trình định hình và cải cách các định chế, cơ chế, cấu trúc khu vực và quốc tế có lợi cho ta và có điều kiện thuận lợi bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh hơn, có sức cạnh tranh hơn...

Tuy nhiên, triển khai các cam kết quốc tế mới cũng đặt ra nhiều thách thức không chỉ về kinh tế mà còn cả về chính trị, xã hội. Những cơ hội và thách thức có mối quan hệ qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu không được tận dụng kịp thời. Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chủ động ứng phó thành công.

Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ

Trong quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết số 06-NQ/TƯ nhấn mạnh: Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. HNKTQT là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho HNKTQT. Bảo đảm đồng bộ giữa đổi mới và HNKTQT; bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với tiến trình HNKTQT, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các FTA thế hệ mới.

Về chủ trương, chính sách chung, Nghị quyết số 06-NQ/TƯ yêu cầu: Xử lý thỏa đáng quan hệ giữa độc lập, tự chủ và HNKTQT, xây dựng nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, ứng phó được với những biến động kinh tế quốc tế. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, coi đây vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của HNKTQT, là giải pháp quyết định nâng cao nội lực nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức...

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội Mạc Quốc Anh, trong HNKTQT, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, cũng như hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, tiến bộ. Song cùng với đó, cần nâng cao năng lực của bộ máy công chức, thực hiện cải cách hành chính và phát huy tinh thần phục vụ doanh nghiệp.

Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng, hội nhập là chấp nhận cạnh tranh, vì vậy chủ trương nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phải được thực hiện quyết liệt. Trong đó, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên phát triển công nghệ hiện đại... được coi là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh.

Tính đến giữa năm 2016, Việt Nam đã tham gia 12 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, với 56 quốc gia và nền kinh tế; trong đó có 2 FTA thế hệ mới là TPP và FTA Việt Nam - EU (dự tính sẽ có hiệu lực năm 2018). Đến nay, 10 FTA đã có hiệu lực, đáng chú ý như: FTA Việt Nam - ASEAN, Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN Nhật Bản, ASEAN - Trung Quốc…

Giai đoạn 2016-2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các FTA mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế. Vì vậy, HNKTQT cũng đang đặt nặng lên vai đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam khi độ mở thị trường gần như tối đa, tự do hóa thương mại, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ doanh nghiệp trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt.

Các chuyên gia khuyến nghị, bên cạnh việc thông tin đầy đủ về các FTA, cần xây dựng chính sách phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp quốc tế; xây dựng hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ chủ động phù hợp, tập trung vào việc nâng cao yêu cầu về môi trường, an toàn khi sử dụng… Đặc biệt, nhất quán quan điểm bảo vệ môi trường để dứt khoát từ chối những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm.

(Còn nữa)

(Theo HNMO)

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo xã Đại Phác tham gia “Ngày thứ Bảy cùng dân”, phát dọn, vệ sinh các tuyến đường tại thôn Trung Tâm.

Qua hơn ba năm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Đại Phác lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Phác, huyện Văn Yên giành được kết quả khá toàn diện trong thực hiện các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội đề ra.

Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải Nông Việt Yên (bên phải) thăm mô hình trồng lê Tai nung.

Qua nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy Mù Cang Chải đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX trên địa bàn đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, Huyện ủy cũng rút ra nhiều kinh nghiệm quý để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Lãnh đạo xã Chế Cu Nha thăm mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại bản Dề Thàng.

Nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể xã, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn tập trung vào những việc mới, việc khó.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn trao đổi với đảng viên xã Sùng Đô về công tác quản lý đảng viên.

Kiên quyết đưa đảng viên có vi phạm đã được giáo dục, giúp đỡ nhưng không tiến bộ ra khỏi Đảng, không thành kiến hoặc lợi dụng việc sàng lọc để trù dập đảng viên vì động cơ cá nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục