Kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh yên bái (30/6/1945 - 30/6/2017)

Tháng Sáu về Văn Yên anh hùng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/6/2017 | 8:08:24 AM

YBĐT - Những ngày cuối tháng Sáu đỏ nắng, chúng tôi về thăm vùng đất lịch sử Văn Yên - địa phương duy nhất trong tỉnh vinh dự hai lần được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu anh hùng: “Anh hùng Lực lượng vũ trang” - năm 2002 và “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới”- năm 2005.

Lãnh đạo Huyện ủy Văn Yên (thứ 2 bên trái) thăm mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp của nông dân xã Mậu Đông.
Lãnh đạo Huyện ủy Văn Yên (thứ 2 bên trái) thăm mô hình chăn nuôi bò bán công nghiệp của nông dân xã Mậu Đông.

Đón chúng tôi, ông Nguyễn Kiều Phương, Phó Bí thư Huyện ủy Văn Yên chia sẻ: “Người Văn Yên xưa và nay vẫn thế, một lòng một dạ theo Đảng và Nhà nước, trong những năm tháng kháng chiến “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, tất cả đồng lòng đánh giặc, thời bình cùng nhau phát triển kinh tế, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh. Những người con Văn Yên dù có đi năm châu, bốn biển vẫn một lòng hướng về quê hương, góp công, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp…”.

Theo QĐ số 177/CP ngày 16/12/1964 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký thành lập hai huyện mới của tỉnh Yên Bái là Bảo Yên và Văn Yên (nay Bảo Yên thuộc Lào Cai). Ban đầu huyện chỉ có 25 xã với 2,2 vạn dân, 1.500 ha ruộng nước, 496 ha quế, 72ha chè, 92 ha mía. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong điều kiện còn nhiều khó khăn của một huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, huyện Văn Yên đã tích cực vươn lên, đổi mới trong các lĩnh vực và đạt được thành tựu khá toàn diện.

Đến nay, toàn huyện có 27 xã, thị trấn, gần 12,8 vạn nhân khẩu, hơn 2.700 ha ruộng nước, trong đó có 1.000 ha ruộng thâm canh cao, thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, Văn Yên đã phát huy lợi thế xây dựng các vùng nguyên liệu rộng lớn gắn với công nghiệp chế biến nâng cao giá trị sản xuất.

Trong đó, cây quế đã trở thành cây trồng chủ lực, cây thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện Văn Yên. Trung bình mỗi năm diện tích quế ở Văn Yên được trồng mới thêm hàng ngàn héc-ta, nâng diện tích quế của toàn huyện lên trên 42.000 ha. Sản lượng vỏ quế khô trung bình hàng năm đạt trên 9.000 tấn, 290 tấn tinh dầu, thu về trên 540 tỷ đồng. Cây quế đã mang lại nguồn thu nhập lớn và làm giàu cho nhiều người dân nơi đây.

Từ năm 2000 trở lại đây, Đảng bộ huyện Văn Yên quyết tâm đưa cây sắn cao sản vào thay thế cho giống sắn của địa phương và, chưa đầy 3 năm Văn Yên đã có trên 8.000ha sắn trồng tập trung đáp ứng cho chế biến.

Đến nay, Văn Yên đã xây dựng được các nhà máy chế biến công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu đó là các nhà máy giấy đế xuất khẩu, đũa xuất khẩu, nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất 6.000 tấn tinh bột/ năm, nhà máy chế biến tinh dầu quế, 3 xí nghiệp chế biến chè... góp phần đưa tốc độ tăng trưởng đạt trên 14%. Từ một huyện nghèo, sau 53 năm, Văn Yên đã phát triển vững chắc, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 800 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 18,2 triệu USD, bình quân mỗi năm giảm từ 4 - 5% hộ nghèo...

Công tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới. Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Văn Yên - Nguyễn Kiều Phương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng ở Văn Yên đi vào trọng tâm, trọng điểm.

Với phương châm “nói đi đôi với làm”; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và kịp thời giải quyết những khó khăn, bức xúc ở cơ sở và xử lý nghiêm các vi phạm, tạo sự đoàn kết thống nhất cao góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện trong từng giai đoạn và cả nhiệm kỳ. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được quan tâm, chú trọng, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

100% thôn, tổ dân phố có chi bộ, mỗi năm phát triển trên 300 đảng viên mới, hàng năm có trên 85% tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từng bước được nâng cao.

Nội dung, phương thức, chất lượng hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, nhất là trên các lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý xã hội, phát huy dân chủ và điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… Tất cả đang mở ra cho Văn Yên nhiều điều kiện mới và tiềm năng lớn để phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.

Anh Dũng

Các tin khác
Đồng chí Trịnh Văn Xuê - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Trạm Tấu tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTGS trong Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Ngay trong quý I năm 2024, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Trạm Tấu đã chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho 2 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và chuẩn bị hồ sơ kiểm tra 2 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị tại Trung tâm Chính trị huyện Lục Yên.

Trong quý I/2024, Đảng bộ huyện Lục Yên đã quyết định kết nạp 88 quần chúng ưu tú vào Đảng, đạt 40,9% kế hoạch; chuyển đảng chính thức cho 72 đảng viên dự bị.

Mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đã khẳng định rõ vai trò của Đảng bộ trong công tác lãnh đạo phát triển kinh tế địa phương.

Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên tích cực đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, sâu sát, cụ thể, lấy kết quả là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ, cán bộ và đảng viên.

(Hình minh họa)

Quý I/2024, toàn Đảng bộ huyện Lục Yên có 11 đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục