Vượt khó thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/3/2014 | 9:39:54 AM

YBĐT - Đến xã Mồ Dề (Mù Cang Chải), nếu kể đến tên anh Sùng Lử Chang ở bản Nả Háng A thì bà con nơi đây ai cũng biết và mến phục bởi anh là người biết tự vươn lên thoát nghèo.

Anh Sùng Lử Chang thu hoạch ngô.
Anh Sùng Lử Chang thu hoạch ngô.

Sùng Lử Chang sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vào mấy thửa ruộng cấy lúa 1 vụ/năm mà bố mẹ đã chia cho vợ chồng anh khi ra ở riêng. Trong nhiều năm lam lũ, mặc dù cố gắng tích cực chăm bón tốt cho cây lúa, cây ngô song cứ năm này qua năm khác, thóc của gia đình anh vẫn không đủ ăn trong năm. Thông qua những đợt tuyên truyền, vận động của xã về việc đổi mới phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế mới phù hợp với khí hậu, địa hình ở vùng cao, anh đã tiếp thu và bắt tay thực hiện.

Trước tiên, anh nghĩ ngay đến mô hình tổng hợp nuôi ong mật kết hợp với phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Xây dựng trang trại nuôi ong kết hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, ban đầu, anh nhận khoanh nuôi khu rừng thượng nguồn của xã để vừa giữ rừng vừa giữ được các loài hoa quý hiếm, tạo thuận lợi cho con ong lấy mật. Lúc đầu, bầy ong chỉ có gần chục tổ nhưng nuôi được một thời gian, thấy việc khai thác mật đạt hiệu quả cao, tiếp tục nhân dần lên, anh đã đi thu mua của người dân ở nhiều nơi về nuôi bổ sung. Sau 5 năm phát triển, bầy ong đã lên đến gần 100 tổ, cho thu hoạch mỗi đợt từ 40 đến 50kg mật, bán với giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg.

Anh Chang phấn khởi: “Nuôi ong, mỗi năm gia đình tôi thường thu hoạch mật từ 3 đến 4 lần. Từ khi nuôi ong, thu nhập đã tăng lên, riêng tiền bán mật ong mỗi năm đạt khoảng 20 đến 24 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình đã có đủ tiền mua mắm muối, vải vóc, phân bón phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, không còn phải bán thóc lấy tiền về trang trải như trước đây nữa. Riêng thóc của nhà chỉ để ăn nên gia đình tôi đã thoát được cảnh đói giáp hạt”.

Anh Chang tận dụng những khu vực đất bằng phẳng ở dưới chân núi gần các khe suối để khai hoang ruộng cấy lúa nước đồng thời tích cực tăng vụ đối với 1ha diện tích ruộng lúa nước, thâm canh tốt 1ha nương ngô. Mỗi vụ, gia đình anh đã thu hoạch đạt 80 - 85 bao tải thóc và 40 - 45 bao tải ngô (loại bao có trọng lượng khoảng 50 - 60kg).

Như vậy, thóc đã thu hoạch của gia đình tương đương 4 - 4,5 tấn và ngô tương đương 2 - 2,5 tấn. Ngoài ra, gia đình còn trồng được 80 khóm cây thảo quả, thu hoạch của hai vụ đầu đạt từ 4 tạ đến 4,5 tạ quả, bán với giá 120.000 đồng đến 130.000 đồng/kg quả khô. Anh vẫn chưa bằng lòng với những gì đã có nên tiếp tục phát triển chăn nuôi dê, lợn, gà… Hiện nay, nhà anh đã có hơn chục con dê, gần 20 con lợn và gần 100 con gà, vịt.

Ông Cứ Nhà Sùng - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Mồ Dề cho biết: “Anh Sùng Lử Chang là người năng động, tích cực học tập kinh nghiệm, tìm tòi phương pháp khoa học áp dụng trong lao động, sản xuất. Với sự cố gắng của mình, nay gia đình anh đã thoát khỏi đói nghèo và trở thành một trong những hộ gương mẫu, đi đầu phát triển kinh tế, có cuộc sống khá giả ở xã vùng cao này”.

Đức Hồng

Các tin khác
Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Bà Phạm Thị Nhâm với mô hình nuôi gà theo hướng hàng hóa quy mô lớn.

Cả tuổi trẻ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, đến khi về hưu bà Phạm Thị Nhâm ở thôn Minh Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái vẫn nhiệt tình tham gia các phong trào chung, trở thành nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, đồng thời cũng là một tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn xã.

Chị Liên mang sách đến với các em nhỏ vùng cao Trạm Tấu qua hoạt động xe thư viện lưu động.

Trong khuôn khổ Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI và phát động Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, chị Nguyễn Thị Bích Liên - cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái vinh dự nhận được Giải thưởng “Phát triển văn hóa đọc”. Đây là sự ghi nhận cho những đóng góp xuất sắc của chị trong việc thúc đẩy văn hóa đọc và tạo ra một môi trường đọc sách thân thiện trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục