Nữ doanh nhân thành đạt

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/10/2014 | 3:01:13 PM

YBĐT - Tôi nghe danh về chị đã lâu, một nữ doanh nhân thành đạt trên lĩnh vực tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng thủy lợi, thủy điện. Chị là Phạm Thúy Hảo - Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế thủy lợi, thủy điện Yên Bái.

Tốt nghiệp cấp III, chị Hảo thi đỗ Trường Đại học Thủy lợi. Ra trường, chị được phân công công tác tại huyện Lục Yên. Sau 4 năm làm cán bộ kỹ thuật tại công trường, chị về làm cán bộ thiết kế của Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Yên Bái rồi Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi, điện lực Yên Bái. Năm 2003, chị đã cùng một số kỹ sư trẻ thành lập Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế thủy lợi, thủy điện Yên Bái hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình thủy lợi, thủy điện.

Chị tâm sự: "Khởi đầu, Công ty mới chỉ có 5 kỹ sư và 4 công nhân, chủ yếu nhận công trình về tự làm. Qua quá trình vừa xây dựng vừa hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã dần tạo dựng được uy tín với khách hàng và thu hút đông đảo đội ngũ kỹ sư có trình độ, tay nghề".

Qua 11 năm hoạt động, đơn vị đã có 43 lao động, đa số được đào tạo chính quy, trong đó có 18 kỹ sư, 17 người có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề, còn lại là 8 lao động phổ thông. Để có đội ngũ như hiện nay, bản thân chị cùng Ban lãnh đạo Công ty luôn bảo đảm mọi chế độ, tiền lương hợp lý với khả năng, năng lực của từng người và tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ. Công ty tham gia tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên sinh hoạt lồng ghép với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và khối thủy lợi của tỉnh.

Hàng năm, doanh nghiệp tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát và tham gia các hoạt động do ngành, địa phương phát động. Điều quan trọng hơn cả là chị đã cùng Ban lãnh đạo Công ty luôn bảo đảm việc làm cho người lao động, kể cả trong những năm gần đây khi hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Đơn vị đã mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài tỉnh, công trình năm sau lại gối tiếp công trình năm trước. Do đó, năm 2013, tổng doanh thu của Công ty lại đạt cao nhất. Mới đây, đơn vị vừa hoàn thành 2 công trình kè lớn tại tỉnh Lào Cai, nâng tổng doanh thu năm 2013 và 9 tháng của năm 2014 đạt gần 10 tỷ đồng; đóng góp cho ngân sách gần 1 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 5 triệu đồng/tháng.

Nói về Giám đốc của mình, các cán bộ, nhân viên đến công nhân của Công ty đều có chung cảm nhận đó là một người năng động, luôn tìm tòi, tạo việc làm cho lao động, bảo đảm ổn định đời sống. Hơn thế nữa, chị luôn gần gũi, quan tâm đến người lao động, nhất là đối với những cán bộ mới tuyển. Chị tâm sự: "Hoạt động trong ngành xây dựng đã vất vả nhưng ở lĩnh vực thủy lợi, thủy điện lại càng vất vả bởi chủ yếu công trình nằm ở vùng sâu, vùng xa. Vì yêu ngành, yêu nghề, bản thân lại thích đi công trình để trải nghiệm, khám phá thiên nhiên nên tôi đã gắn bó với nghề cho đến nay".

Điều thuận lợi là chồng chị cũng cùng nghề, con trai lớn của anh chị đã tốt nghiệp đại học, hiện làm việc tại Công ty của mẹ và chuẩn bị học cao học. Chị có thể chia sẻ những khó khăn và nhận được những lời động viên trong công việc từ hai bố con nên mọi vất vả, khó khăn cũng qua đi. Chị cũng thường xuyên gặp gỡ, giao lưu, tham gia các hoạt động từ thiện với thành viên CLB Doanh nhân nữ thành phố, giúp chị thêm tự tin và khẳng định mình trong mọi hoạt động. 

Giám đốc Phạm Thúy Hảo đã gặt hái nhiều thành công và được ghi nhận với nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh và các ngành trao tặng. Năm 2013, chị được UBND tỉnh tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Năm nay, chị được đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen cho nữ doanh nhân tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

 M.C

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục