Người phụ nữ Mông năng động

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/10/2014 | 2:58:42 PM

YBĐT - Chị Sùng Thị Xía ở thôn Bu Cao, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn (Yên Bái) là một trong những người phụ nữ Mông đi đầu trong phong trào học xóa mù chữ. Nhờ đi học, biết đọc, biết viết, có kiến thức, chị có thể tham khảo, tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

Chị Xía (bên trái) tham gia Hội thi Chủ tịch hội phụ nữ cơ sở giỏi năm 2014.
Chị Xía (bên trái) tham gia Hội thi Chủ tịch hội phụ nữ cơ sở giỏi năm 2014.

 Chị còn nhiệt tình trong mọi hoạt động tập thể ở địa phương nên đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã để góp thêm tiếng nói cùng cấp ủy lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Chị Xía cho biết: "Không biết chữ thì mình nghĩ ra nhiều việc nhưng khi bắt tay vào làm việc gì cũng khó thành hiện thực. Trong sản xuất, nếu biết áp dụng thêm tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp thì ở trên đồi hay dưới ruộng đều có thể trồng, cấy được cây màu. Nhà tôi vẫn diện tích ruộng ấy nhưng trước đây chỉ cấy một vụ, phụ thuộc vào tự nhiên, năm nào cũng đói giáp hạt nhưng hiện nay, cấy hai vụ bằng giống lúa lai cho năng suất cao, cộng với bón phân, chăm sóc tốt, không còn đói giáp hạt nữa mà đã có thừa lúa gạo để dùng làm phụ phẩm chăn nuôi. Đối với Suối Bu, phần lớn hội viên đều không biết chữ nên các nội dung triển khai đến chị em đều phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đi vào thực tế, cụ thể... Đặc biệt, mình phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động để chị em làm theo".

Là một người phụ nữ Mông nên chị Xía hiểu hơn ai hết về những khó khăn, vất vả và cả sự hạn chế của chị em hội viên ở vùng cao. Vì vậy, với trách nhiệm là một người đứng đầu Hội, chị luôn chủ động tìm mọi hướng đi phù hợp với trình độ, điều kiện của hội viên để mọi người học tập theo. Trong phát triển kinh tế gia đình, chị đẩy mạnh chăn nuôi với đàn dê hiện có trên 15 con, hàng năm nuôi ổn định 7 con lợn thương phẩm/lứa, gần 100 con gia cầm các loại. Chị Xía đưa giống lúa lai năng suất cao vào thâm canh hai vụ trên 1.000m2 ruộng, bảo đảm lương thực cho gia đình quanh năm và hàng năm còn gieo cấy ngô đồi, thu trên 3 tấn ngô hạt để làm phụ phẩm chăn nuôi.

Ngoài ra, gia đình chị còn trồng trên 3.000m2 chè, trong đó có hơn 2.000m2 chè Shan với giá bán chè búp tươi bình quân từ 11.000 - 13.000 đồng/kg đã góp phần tăng thu nhập đáng kể. Mấy năm gần đây, bình quân từ mọi nguồn thu, gia đình chị đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, có điều kiện làm nhà ở khang trang, nuôi con ăn học.

Hội  Phụ nữ xã đã đứng ra tín chấp vay vốn ngân hàng với tổng dư nợ hiện tại gần 3 tỷ đồng cho hội viên vay phát triển kinh tế. Cùng những đồng vốn, Hội phối hợp với các cấp, các ngành mở các lớp học nghề ngắn hạn, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng cho nhiều hội viên để tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn. Nhờ đó, một số hội viên đã có những mô hình phát triển kinh tế điển hình, đem lại nguồn thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/năm như: Sùng Thị Nhà ở thôn Bu Cao với mô hình chăn nuôi tổng hợp, gần 10 con trâu bò, trên 8.000m2 chè, trong đó trên 4.000m2 là chè Shan, hàng năm trồng và thu trên 4 tấn ngô hạt; mô hình của chị Cát Thị Oanh ở thôn Bu Thấp chăn nuôi lợn thương phẩm, làm xưởng đóng đồ nội thất, trồng chè... đã được nhiều hội viên đến tham quan, học hỏi.

Song song với phát triển kinh tế, chị Xía còn cùng với cấp ủy tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; đổi mới, rút ngắn thời gian, giảm thủ tục trong việc cưới hỏi, tang lễ cũng như ăn, ở sạch, đặc biệt là thực hiện sinh đẻ có kế hoạch... Hiện nay, tỷ lệ hội viên sinh con thứ ba trở lên đã giảm đáng kể, nếu như trước năm 2010, mỗi năm là gần 20 hội viên thì năm 2014 chỉ còn 4 hội viên, chủ yếu là các cặp vợ chồng sinh con một bề. Người dân đã nâng cao ý thức tự giác trong lao động, sản xuất và cho con em đến trường học chữ.

Với những nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế gia đình và công tác xã hội ở địa phương, những năm qua, chị Xía đã được các cấp, các ngành tặng nhiều giấy khen. Đặc biệt, chị được địa phương chọn đề nghị UBND tỉnh Yên Bái khen thưởng tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ II, năm 2014.

A Mua

Các tin khác
Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh và huyện Trấn Yên thăm mô hình VAC của anh Mai Văn Tình.

Viết tiếp ước mơ dang dở nơi giảng đường đại học bằng con đường lập nghiệp tại quê hương rồi trở thành Giám đốc Hợp tác xã của chính mình, đó là lối đi của "người trẻ" Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên. Lối đi của giám đốc trẻ Mai Văn Tình sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều bạn trẻ đang trên con đường lập nghiệp khi đại học không phải là con đường duy nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục