Giám đốc trẻ với sản phẩm gạch không nung

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/11/2014 | 8:18:42 AM

YBĐT - Tìm hiểu về gạch không nung từ đầu năm 2010, đúng thời điểm Chính phủ ra Quyết định số 567 về Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 nhưng phải đến tháng 7/2014, anh Trần Văn Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoàng Phát mới thực hiện được ước mơ của mình.

Giám đốc Trần Văn Tuấn giới thiệu sản phẩm gạch không nung.
Giám đốc Trần Văn Tuấn giới thiệu sản phẩm gạch không nung.

Từng là kỹ sư cầu đường, sau hơn 10 năm vật lộn với nghề xây dựng, khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, Trần Văn Tuấn quyết định dồn tất cả, cho ra đời nhà máy gạch không nung đầu tiên của miền Tây tại xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ. “Tôi không nghĩ việc bỏ ra cả tỷ đồng để đầu tư nhà máy với 20 công nhân chỉ đơn thuần là hành động “ăn theo” chính sách” – Giám đốc Tuấn khẳng định.

Đối với anh, mỗi quyết định đưa ra đều dựa trên quá trình nghiên cứu thị trường thực tế và xuất phát từ quy luật cung - cầu. Qua thời gian tìm hiểu, anh nhận thấy nhu cầu xây dựng ngày càng cao, nhu cầu về gạch xây ngày càng lớn. Nguồn cung gạch nung không đáp ứng đủ, đặc biệt đất nông nghiệp (nguyên liệu làm gạch nung) ngày càng khan hiếm, việc sản xuất loại sản phẩm này đang bị hạn chế do ô nhiễm môi trường. Vì vậy, người tiêu dùng sẽ dần chuyển hướng sang sử dụng gạch không nung.

Trong các dòng gạch không nung, gạch xi măng cốt liệu (XMCL) có tiềm năng phát triển hơn cả bởi ngoài chất lượng tốt có ưu điểm về giá thành và quy trình xây dựng thông dụng. Do tận dụng được nguồn nguyên liệu đá mạt có sẵn ở các địa phương và nguồn xi măng dồi dào, giá gạch này rẻ hơn so với gạch nung đỏ truyền thống từ 10 - 15%. Loại gạch này lại sử dụng vữa xây trát thông thường, không làm thay đổi tập quán và thói quen thi công nên sản phẩm có tính phổ dụng cao. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng nhà máy gạch vừa phù hợp với xu thế phát triển vừa bám sát nhu cầu thực tế của thị trường.

“Chúng tôi đứng ở vị trí của người tiêu dùng để tìm hiểu xem họ mong muốn điều gì và từ đó nhận ra, ngoài yếu tố chất lượng, khách hàng quan tâm đến giá cả cũng như mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, tôi chọn cách đa dạng hóa sản phẩm và giá thành hợp lý, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp” - anh Tuấn cho biết thêm. Để làm được điều này, Công ty đã vượt qua “cái bẫy” đầu tư nhỏ lẻ theo góc độ an toàn tài chính, có sự đầu tư hợp lý.

Hiện tại, người Giám đốc trẻ này đang sở hữu nhà máy rộng gần 1ha, công suất lên tới 10 triệu viên/năm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn sản xuất nhiều mẫu gạch với nhiều kích thước và tính ứng dụng khác nhau, từ gạch đặc cường độ cao, xây các kết cấu chịu lực, hạ tầng, nền móng đến các loại gạch lỗ rỗng có tính cách âm, cách nhiệt tốt dùng trong các chung cư cao tầng. Qua hơn 1 tháng đi vào hoạt động chính thức, những lô gạch đầu tiên đã xuất xưởng, bước đầu bảo đảm lương cho công nhân. Anh Tuấn tin tưởng, trong thời gian tới, khi người dân biết nhiều hơn những ưu điểm của gạch không nung, lượng tiêu thụ sẽ tăng lên.

Anh Tuấn tâm sự: “Thời điểm hiện nay, nhu cầu xây dựng chững lại, doanh nghiệp nào vượt qua thời điểm thử thách này sẽ chứng minh được sức bền của mình. Với gạch không nung XMCL, tôi tin rằng, sản phẩm vẫn tiêu thụ tốt bởi trong lúc khó khăn, chủ đầu tư, nhà thầu sẽ tìm đến những vật liệu giá cả hợp lý, bảo đảm chất lượng, thông dụng”.

Hiện nay, thị trường chính của Công ty là những hộ dân nhỏ lẻ, đa số vẫn chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm. Vì vậy, song song với các hoạt động sản xuất, đơn vị đang đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm, tạo vị trí nhất định trong thị trường vậy liệu xây dựng, bước đầu giúp người dân tiếp cận gần hơn với dòng sản phẩm ưu việt này.

Anh Dũng

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục