"Lính Cụ Hồ" thời hội nhập

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/1/2015 | 9:49:20 AM

YBĐT - Như bao người lính trở về từ những cuộc chiến tranh, trở lại với cuộc sống thời bình, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Mai ở thị trấn Mậu A (huyện Văn Yên) lại tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Chiến tranh là bom đạn, chết chóc. Cuộc sống thời bình là cơm áo, gạo tiền. "Cuộc chiến" nào cũng cam go, khốc liệt. Không có ý chí, nghị lực thì thất bại là điều không thể tránh khỏi.

Cửa hàng đồ gỗ của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Mai luôn là địa chỉ uy tín, tin cậy của nhiều khách hàng tại huyện Văn Yên.
Cửa hàng đồ gỗ của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Mai luôn là địa chỉ uy tín, tin cậy của nhiều khách hàng tại huyện Văn Yên.

Nhận thức được những khó khăn khôn lường đó, ngay những từ ngày đầu mới rời quân ngũ (năm 1980), chàng thanh niên Nguyễn Xuân Mai đã một mình lặn lội từ vùng quê Phủ Lý (Hà Nam) lên Yên Bái, lập thân, lập nghiệp. "Như duyên trời định, khi tới huyện Văn Yên, tôi đã thấy yêu quý mảnh đất thắm đượm tình người và quyết định về quê đưa cả gia đình vợ con lên" - ông bày tỏ.

Có sự khởi đầu nào là dễ dàng, thuận lợi, những ngày đầu, cả hai vợ chồng ông cũng xoay xở, lăn lộn đủ nghề, thức khuya, dậy sớm, chăn lợn, nuôi gà, đạp xe đi thu mua các mặt hàng nông sản khắp trong huyện giao bán cho các lái buôn nhưng cuộc sống vẫn chật vật. "Các con mỗi ngày một lớn, tiền chi phí học hành, tiền sinh hoạt ăn uống hàng ngày, tiền thuốc men lúc đứa ốm, đứa đau… Số tiền ít ỏi kiếm được trong cả tháng cũng chỉ như "gió vào nhà trống" - ông nhớ lại những ngày khó khăn. Cảnh túng thiếu thường xuyên đã trở thành động lực khiến cái đầu luôn phải nghĩ suy. Vợ chồng ông đã tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người dân, xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại và quyết vay vốn mở cửa hàng kinh doanh đồ gỗ nội thất.

Là gia đình đầu tiên kinh doanh đồ gỗ nội thất trên đất Văn Yên từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, đến nay, tuy đã có khá nhiều các cửa hàng mặt hàng này trên địa bàn nhưng nhờ phục vụ tận tình, chu đáo, giá cả phải chăng, sản phẩm bảo đảm chất lượng nên cửa hàng đồ gỗ của gia đình ông Mai luôn duy trì thị trường ổn định, doanh số bán hàng cao, lợi nhuận thu về hàng năm vài trăm triệu đồng. Khách hàng của ông không chỉ có người dân ở thị trấn Mậu A, các xã trong huyện mà còn cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn.

Chị Đặng Thị Lan - người dân xã An Thịnh (huyện Văn Yên) cho hay: "Tôi rất quý cái cách bán hàng của vợ chồng bác Mai bởi thái độ phục vụ chân thành. Đồ nào tốt, tiện ích, cái nào giá trị sử dụng chưa cao, các bác đều tư vấn thật chứ không như một số cửa hàng khác. Do đó, khi cần mua sắm thứ gì, gia đình tôi đều đến cửa hàng gia đình bác".

Ngoài việc được biết đến là người năng động trong phát triển kinh tế gia đình, hiện tại, với vai trò chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân CCB, ông luôn được các đồng chí, đồng đội tôn trọng, yêu quý bởi tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình trong công tác Hội và các hoạt động của CLB. Kể từ khi được bầu làm chủ nhiệm CLB, ông đã luôn chủ động tìm tòi, học hỏi những cách làm hay, mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để phổ biến cho anh em, đồng chí, đồng đội, đồng thời, khơi gợi và kết nối mọi người đoàn kết, thân ái, cùng giúp đỡ nhau mọi mặt trong đời sống.

Mong muốn lớn nhất của người CCB này là sẽ tiếp tục giữ được sức khỏe, phát triển công việc kinh doanh của gia đình, đồng thời, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của CLB, cho Hội và cho mảnh đất Văn Yên - quê hương yêu dấu thứ 2 của gia đình ông. 

 Hồng Oanh

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục