Giàu từ trồng nấm

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/3/2015 | 2:40:44 PM

YBĐT - Là một trong những cá nhân được UBND thành phố tặng giấy khen điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2010 - 2015, bà Nguyễn Thị Dịu, ở tổ 6 phường Hợp Minh là một trong những người thành công nhờ phát triển nghề trồng nấm đầu tiên ở thành phố Yên Bái.

Bà Dịu chăm sóc nấm.
Bà Dịu chăm sóc nấm.

Bắt đầu thử nghiệm từ năm 2008 khi chưa có kinh nghiệm trong tay, bà bắt tay nuôi trồng khoảng 4.000 bịch nấm, gồm 2 loại là nấm linh chi và nấm sò. Bà Dịu chia sẻ: "Thời gian đầu là khoảng thời gian khó khăn nhất. Với nguồn vốn hạn hẹp gần 60 triệu đồng, kinh nghiệm lại chưa nhiều, đầu ra cũng chưa có nên hiệu quả không cao. Đến năm 2010, sau khi học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và được hỗ trợ từ Đề án Hỗ trợ sản xuất đối với các hộ trồng nấm thương phẩm và nấm dược liệu, gia đình tôi đã phát triển khu trồng nấm quy mô với gần 2 vạn bịch gồm cả nấm linh chi và nấm sò".

Bà Dịu cho biết thêm: "Sau khi được thành phố hỗ trợ sản xuất nấm theo Đề án, gia đình tôi đã mở rộng quy mô sản xuất nấm, đầu tư thêm nhiều máy móc phục vụ cho việc nuôi trồng nấm thương phẩm. Đến nay, gia đình tôi đã có 5 nhà trồng nấm khép kín với diện tích gần 600m2, trong đó có 2 lán nuôi nấm linh chi, 3 lán nuôi nấm sò".

Nghề trồng nấm tưởng như đơn giản nhưng lại là một nghề "đánh bạc với trời" bởi mỗi vụ có đạt hiệu quả cao không là còn phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết không tốt, nấm sẽ phát sinh bệnh và hỏng. Về kinh nghiệm trồng nấm, bà Dịu chia sẻ: "Trồng nấm không khó nhưng phải kiên trì và tận tâm với nó bởi nghề này như nuôi con mọn vậy. Phải trải qua rất nhiều quy trình mới ra được thành quả. Ví dụ, tưới nước cho nấm cũng phải lưu ý tưới đều, nếu tưới quá nhiều thì nấm sẽ bị úng và hỏng. Nhà sấy cũng phải khử trùng tuyệt đối để tránh tình trạng nấm bị mắc bệnh".

Trong năm vừa qua, gia đình bà Dịu đã treo được 1 vạn bịch nấm Linh chi, 3,5 vạn bịch nấm sò. Sản lượng nấm Linh chi khô đạt 4,5 tạ/năm với giá bán từ 300 đến 800 nghìn đồng/kg; nấm sò cho sản lượng 14 tấn/năm, có giá bán trung bình 24 nghìn đồng/kg. Gia đình cũng phát triển được thị trường bán nấm rộng rãi khắp trong và ngoài tỉnh. Thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình lên đến hàng trăm triệu đồng. Mô hình trồng nấm của gia đình bà Dịu đã góp phần cung cấp cho thành phố một sản phẩm nông nghiệp sạch mang tính hàng hóa và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bà Dịu cho biết: "Những ngày đầu, nhờ có sự động viên của gia đình mà tôi đã quyết tâm hơn. Có được cơ sở vật chất như ngày hôm nay, tạo ra được thương hiệu riêng cho mình tôi cảm thấy rất vui. Thời gian tới, tôi mong muốn được tham gia thêm nhiều lớp tập huấn, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm để duy trì và phát triển rộng mô hình trồng nấm, làm sao giữ được uy tín và thương hiệu nấm sạch riêng, được người dân tin tưởng và tìm đến".

Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của bản thân, bà Dịu vinh dự được đi dự nhiều hội nghị điển hình tiên tiến của phường và thành phố; được nhận giấy khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án phát triển nấm, thực phẩm và nấm dược liệu năm 2010 của UBND thành phố và giấy khen điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2010 - 2015 của UBND thành phố Yên Bái.

Thu Trang

Các tin khác
Nhân dân thôn Yên Thành, xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường định kỳ hàng tháng.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, hoặc bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận (CTMT), thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” ở huyện Trấn Yên thời gian qua đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở cơ sở.

Anh Phạm Hồng Tám (bên phải) cùng đồng nghiệp trong giờ làm việc.

Năm 2023, anh Phạm Hồng Tám - Tổ trưởng Tổ sửa chữa điện, Phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực (PC) Yên Bái được Tỉnh đoàn Yên Bái lựa chọn là gương mặt "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” và là 1 trong 20 người được nhận Giải thưởng "Cánh cung đỏ” Phạm Hồng Tám.

Người Mông bản Cáng Giông đã biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa. (Trong ảnh: Người dân thu hoạch quả sơn tra - cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và hạn chế tình trạng phá rừng).

Núi rừng Mù Cang Chải như đang diễn ra lễ hội hoa với đủ các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Trong đó, sắc trắng hoa ban Tây Bắc vẫn là gam màu chủ đạo, những đám mây sà xuống mái nhà gỗ của người Mông nhìn càng thơ mộng. Nhưng hôm nay chúng tôi chủ đích đi tìm gặp "bông hoa" nở cả 4 mùa, ấy là Giàng A Tùng - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt.

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh (bên phải) ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp.

Những thanh niên người Dao vùng đất quế Văn Yên mà chúng tôi gặp trong chuyến công tác đầu xuân vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về lòng nhiệt huyết, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục