Người phụ nữ Dao năng động

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/4/2015 | 2:04:09 PM

YênBái - YBĐT - Bằng ý chí và nghị lực không cam chịu đói nghèo, nhờ chăm chỉ làm ăn, quay vòng đồng vốn trong phát triển kinh tế gia đình, chị Bàn Thị Nhâm ở thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên đã trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, với mô hình kinh tế vườn rừng, thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Cũng như nhiều phụ nữ dân tộc Dao của xã, trước kia, gia đình chị Nhâm vốn là một trong những hộ nghèo nhất, nhì trong thôn. Năm nào đến thời gian giáp hạt cũng thiếu ăn, thiếu mặc. Nhà có 5 nhân khẩu, gồm 2 con nhỏ và 1 mẹ già chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng khoán, không ngành nghề phụ khó có thể thoát nghèo, trong khi đó có đất, có sức lao động. Nghĩ là làm, được các chị em trong Hội Phụ nữ xã động viên, giúp đỡ và tham gia các lớp tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật về phát triển trồng trọt, chăn nuôi, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các hộ dân trong thôn, trong xã, từ đó, càng khiến chị thêm quyết tâm thoát nghèo.

Được hỗ trợ vay 5 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, chị đã đầu tư trồng sắn, trồng ngô, phát triển chăn nuôi lợn, gà. Nhờ chăm chỉ làm ăn, sau một năm, bán lợn, gà, gia đình chị đã trả được hết số tiền vay. Không dừng lại ở đó, để tiếp tục mở rộng quy mô phát triển kinh tế gia đình, chị lại tiếp tục vay 30 triệu đồng để đầu tư trồng quế, chăn nuôi trâu, bò. Không quản mưa nắng, sau 5 năm, gia đình chị Nhâm đã có 1ha lúa nước 2 vụ, 10ha quế, trong đó, 5ha đã cho khai thác, 2 con trâu và trên 100 con lợn, gà. Tổng thu nhập trừ chi phí, năm 2010, gia đình chị thu lãi 50 triệu đồng; năm 2011 đạt 100 triệu đồng; đến nay đạt 350 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị còn vận động, giúp đỡ các hội viên trong thôn vươn lên thoát nghèo bằng cách giúp về vốn, con giống, ngày công... 5 năm qua, chị đã giúp cho 7 hộ phụ nữ thoát nghèo và 4 hộ nghèo khác trong thôn theo hình thức cho nuôi trâu chia. Ngoài ra, với diện tích đồi rừng của gia đình, chị cũng tạo công ăn việc làm cho từ 10 - 12 lao động thời vụ, với tiền công từ 150.000 - 170.000 đồng/ngày.

Năng nổ, nhiệt tình trong các phong trào của hội phụ nữ, năm 1999, chị Nhâm được tín nhiệm bầu làm Chi hội phó Chi hội Phụ nữ thôn Khe Dứa và từ năm 2006 đến nay, chị là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn. Với trọng trách được giao, chị đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho các gia đình hội viên phụ nữ trong thôn như: tạo điều kiện cho các chị em được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng vụ... Đến nay, thôn Khe Dứa không còn hộ đói, tỷ lệ hội viên có mức sống khá và giàu đã chiếm gần 50%.

Ghi nhận những đóng góp đó, nhiều năm liền, chị được Hội Phụ nữ huyện, xã, cấp ủy, chính quyền địa phương tặng giấy khen, bằng khen. Vinh dự hơn, tại Hội nghị Điển hình tiên tiến phong trào thi đua giai đoạn 2010 – 2015 của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, chị vinh dự là 1 trong 4 cá nhân tiêu biểu của huyện Văn Yên được vinh danh và nhận bằng khen của UBND tỉnh.

Thanh Tân

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục