Hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong (15/7/1950 - 15/7/2015)

Gương sáng cựu thanh niên xung phong

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/6/2015 | 10:13:18 AM

YênBái - YBĐT - Trong cái nắng hè oi ả của những ngày đầu tháng 6, được sự giới thiệu của Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh, chúng tôi tới thăm gia đình cựu TNXP Kim Thị Nụ ở tổ 12, phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ).

Xưởng sản xuất gỗ bóc của gia đình Cựu thanh niên xung phong Kim Thị Nụ (tổ 12, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ).
Xưởng sản xuất gỗ bóc của gia đình Cựu thanh niên xung phong Kim Thị Nụ (tổ 12, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ).

Khác với những gì hình dung trước khi đến, một cơ ngơi rộng lớn với vườn cây ăn trái, xưởng bóc gỗ, xưởng làm gạch bê tông, ngôi nhà xây kiên cố khang trang, sạch sẽ đã khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và thán phục bởi không phải mấy ai "tay trắng" cũng làm nên "cơ đồ" như vậy.

Nhớ lại những tháng ngày gian nan, vất vả của gia đình, cựu TNXP Kim Thị Nụ bày tỏ: "Vợ chồng tôi đều là những người đã một thời vào sinh, ra tử nơi chiến trường nên khi trở về với cuộc sống đời thường, bao khó khăn, vất vả đều chẳng thấm gì. Chúng tôi vẫn bảo nhau, "nếm mật nằm gai" dưới làn mưa bom, bão đạn còn chẳng sợ, giờ được sống trong hòa bình, độc lập, chịu khó làm ăn lo gì chết đói".

Như điều tâm niệm và suy nghĩ, ngay từ còn trẻ, cả hai vợ chồng cựu TNXP Kim Thị Nụ đã luôn nỗ lực lao động, làm việc. Tranh thủ những lúc hoàn thành xong công việc cơ quan, về tới nhà, cả hai vợ chồng lại khoác ngay trên mình bộ quần áo lao động, người trồng rau, chăn lợn, chăn gà, người lên rừng trồng cây, lấy củi, lấy măng… Cứ như vậy, cho tới khi nuôi bốn người con khôn lớn, trưởng thành, ai cũng học cao đẳng, đại học và có công ăn việc làm đầy đủ. Khi về nghỉ hưu, cả hai vợ chồng cựu TNXP này lại tiếp tục đầu tư, xây dựng kinh tế gia đình.

Ông Nguyễn Hữu Lưu (chồng bà Nụ) chia sẻ: "Nhiều người bảo, nghỉ hưu rồi thì nghỉ ngơi cho khỏe, làm làm gì nhiều cho mệt nhưng vợ chồng tôi lại nghĩ khác, lao động cũng là cách để rèn luyện sức khỏe đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình, có điều kiện giúp đỡ thêm các con, các cháu nên vợ chồng tôi say mê lắm!".

Hiện tại, với diện tích đất vườn rộng 6.000m2, gia đình bà dùng để trồng các loại cây ăn quả nhãn, xoài và nuôi 17 đàn ong. Trung bình mỗi năm, tiền bán hoa quả và mật ong, gia đình thu được trên 20 triệu đồng. Tiền bán gỗ khai thác từ 12ha rừng (keo, bạch đàn, bồ đề) 7 năm một lần được trên 400 triệu đồng. Cộng thêm đó, năm 2011, gia đình mở xưởng sản xuất gạch bê tông, năm 2014, mở xưởng sản xuất gỗ bóc. Trung bình mỗi năm, với việc sản xuất trên 50 vạn viên gạch và tiêu thụ gần 1.000m3, sau khi trừ chi phí, từ hai xưởng sản xuất này, gia đình bà thu về gần 400 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, thông qua mô hình phát triển kinh tế, gia đình bà Nụ cũng đã góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 15 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Bà Bùi Thị Nhuần - Chủ tịch Hội Cựu TNXP thị xã Nghĩa Lộ tự hào cho biết: "Các hội viên trong Hội chúng tôi luôn coi vợ chồng chị Nụ là tấm gương sáng để học tập và noi theo. Tuy hai anh chị tuổi cũng đã khá cao, luôn bận rộn với công việc phát triển kinh tế gia đình nhưng lúc nào cũng năng nổ, nhiệt huyết với mọi phong trào, hoạt động của đoàn thể do Hội và địa phương tổ chức. Trong Hội, ai khó khăn, hoàn cảnh, anh chị đều sẵn sàng giúp đỡ. Năm 2012, chị Nụ là một trong 2 cá nhân xuất sắc nhất của tỉnh vinh dự được đi dự Hội nghị Điển hình tiên tiến toàn quốc về phát triển kinh tế do Hội Cựu TNXP Việt Nam tổ chức".

Hồng Oanh

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục